Dệt Nhuộm - Giải thích quy trình nhuộm vải, các hóa chất trợ nhuộm https://tudienhoahoc.com Sat, 05 Oct 2019 14:05:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.6.14 https://tudienhoahoc.com/wp-content/uploads/2020/04/cropped-favicon-1-32x32.png Dệt Nhuộm - Giải thích quy trình nhuộm vải, các hóa chất trợ nhuộm https://tudienhoahoc.com 32 32 Vải dệt kim là gì? Tính chất, phân loại và ứng dụng của vải dệt kim https://tudienhoahoc.com/vai-det-kim.html https://tudienhoahoc.com/vai-det-kim.html#comments Sat, 05 Oct 2019 14:04:31 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=386 Chúng ta hay nghe nhắc nhiều đến vải dệt kim (hay knitted fabric). Đây là một loại vải được sử dụng rất rộng rãi và được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc. Vậy vải dệt kim là gì? Vải dệt kim có những tính chất và ứng dụng gì? Có những loại vải dệt kim nào? […]

Bài viết Vải dệt kim là gì? Tính chất, phân loại và ứng dụng của vải dệt kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Chúng ta hay nghe nhắc nhiều đến vải dệt kim (hay knitted fabric). Đây là một loại vải được sử dụng rất rộng rãi và được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc. Vậy vải dệt kim là gì? Vải dệt kim có những tính chất và ứng dụng gì? Có những loại vải dệt kim nào? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đôi nét về loại vải này. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

VẢI DỆT KIM – TÍNH CHẤT, PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG

1. Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim là vải được tạo ra từ phương pháp dệt kim – một trong hai phương pháp chính trong dệt vải hay các sản phẩm khác. Phương pháp chính thứ hai là dệt thoi.

Vải dệt kim được tạo ra bởi sự liên kết của hệ thống vòng sợi, được sản xuất bằng máy dệt kim. Đầu tiên, dùng kim dệt để kết sợi hoặc tơ dài thành cuộn sợi. Sau đó, các cuộn sợi được đặt vào các bộ suốt. Chúng được dệt xen kẽ với nhau theo quy luật tạo vòng nhờ hệ thống kim dệt. Các vòng sợi được tạo ra nhờ cơ cấu chuyển động nâng lên, hạ xuống và kết hợp với sự đóng mở kim của hệ thống kim dệt trên máy dệt kim để tạo thành vải.

Cấu trúc vải dệt kim

vai-det-kim-knitting-fabric

Vải dệt kim có cấu trúc vòng sợi, bao gồm:

– Các hàng ngang: được gọi là hàng vòng (course). Trên mỗi hàng vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên trái, xiên phải.

– Các cột dọc: được gọi là cột vòng (wale). Trên mỗi cột vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên tạo thành những đường zic-zac đối xứng nhau.

2. Tính chất của vải dệt kim

Vải dệt kim có nhiều tính chất nổi trội và được nhiều sự chú ý kể từ khi nó được ra đời. Một trong những đặc điểm nổi bật ấy là sự đàn hồi và co dãn tốt. Nó có thể kéo dãn theo mọi hướng. Trong khi đó, vải dệt thoi khó kéo dãn hoặc kéo dãn rất ít trừ khi nó được dệt từ loại sợi co giãn tốt như spandex. Đây cũng chính là một đặc điểm ưu việt của vải dệt kim so với vải dệt thoi. Vì vậy,loại vải này luôn có một chỗ đứng quan trọng trên thị trường dệt may và chiếm thị phần ngày càng lớn.

Ngoài ra tính co dãn tốt, vải dệt kim còn có những tính chất nổi bật như:

– Vải dệt kim có cấu trúc lỏng lẻo hơn vải dệt thoi nên thoáng, mềm và xốp, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc.

– Ít bị nhăn, ít khi cần ủi hoặc không cần ủi.

– Đa đạng về chất liệu và thiết kế

– Dễ dàng cho việc may mặc và thời trang

– Dễ bảo quản và giặt.

– Giữ nhiệt tốt.

vai-det-kim

Tuy nhiên, vải dệt kim có một số nhược điểm như:

– Độ ổn định kích thướt kém hơn vải dệt thoi

– Khả năng giữ nếp kém và khó tạo nếp gấp so với vải dệt thoi.

– Vải rất dễ bị cuốn mép và tuột vòng.

3. Phân loại vải dệt kim

Căn cứ vào phương pháp tạo vòng sợi trong công nghệ dệt kim mà vải dệt kim được phân làm 2 loại chính:

phan-loai-vai-det-kim-weft-and-warp-knitting

3.1. Weft knit – vải dệt kim đan ngang

– Các cột hàng vòng (course) và cột vòng (wale) vuông góc với nhau.

– Về lý thuyết, dệt đan ngang có thể dệt từ một sợi duy nhất bằng cách dệt từng hàng vòng (course) một. Nhưng trong thực tế, vải dệt kim đan ngang được dệt từ rất nhiều tổ sợi.

– Có thể dệt bằng máy hoặc bằng tay

3.2. Warp knit – Vải dệt kim đan dọc

– Các cột hàng vòng (course) và cột vòng (wale) gần như song song với nhau.

– Dệt đan dọc, mỗi sợi chỉ dùng cho một cột vòng. Mỗi tấm vải dệt kim đan dọc có thể có rất nhiều cột vòng tương ứng với từng ấy cối sợi.

– Thường dệt bằng máy

Trong đó, vải dệt kim đan ngang (weft knit) dễ dệt hơn và được sử dụng phổ biến hơn.

4. Một số loại vải dệt kim thông dụng

4.1. Vải dệt kim đan ngang (Weft knit fabric)

Có nhiều loại vải dệt kiểu đan ngang bao gồm cả dệt một mặt phải như: Single Jersey, Lacoste và vải dệt hai mặt như: Rib, Purl, Interlock, Cable Fabric, Bird’s Eye, Cardigans, Pointelle… Dưới đây là một số kiểu dệt thông dụng.

– Single Jersey: là loại vải được dệt với một mặt phải và một mặt trái phân biệt rõ rệt. Ở mặt phải nhìn rõ các trụ vòng, còn ở mặt trái ta nhìn rõ các hàng vòng. Vải có độ giãn tốt nhưng dễ bị cuốn mép và tuột vòng.

– Interlock: là loại vải có hai mặt giống nhau và đều là mặt phải. Các cột vòng của lớp vải này chồng khít lên và che lấp các cột vòng của lớp vải kia. Vải có bề mặt bóng min, độ giãn thấp nhưng không uốn mép và tuột vòng.

– Rib: Đây cũng là một loại vải có hai mặt giống nhau. Khi kéo giãn vải theo chiều ngang ta sẽ thấy các cột vòng trái và cột vòng phải phải nằm xen kẽ với nhau. Các cột vòng trái và phải này sẽ tạo thành hai lớp cột vòng nằm song song và gần sát nhau. Vải dệt kiểu Rib có độ co giãn tốt và không bị cuốn mép.

4.2. Vải dệt kim đan dọc (Warp knit fabric)

Một số vải dệt kiểu đan dọc thông dụng:

– Tricot: Vải dệt theo kiểu Tricot có sự mềm, rũ, ít nhăn và độ co giãn tốt. Nó được sử dụng phổ biến trong đồ lót nam nữ, quần áo ngủ, váy…

– Raschel: Vải dệt theo kiểu Raschel cũng chiếm vị trí quan trọng như kiểu Tricot. Nó có thể dệt với mật độ dày hay thưa nhưng nhìn chung độ giãn không đáng kể. Vải Raschel thường ứng dụng trong các vật dụng từ dây buộc đến quần áo, đồ bơi, thảm…

– Milan: Vải dệt theo kiểu Milan khá giống với kiểu Tricot nhưng vượt trội hơn về độ mượt, độ đàn hồi, cấu trúc đồng đều và khả năng chống ma sát tốt.

5. Ứng dụng của vải dệt kim

Các sản phẩm dệt kim một mặt, hai mặt hay có giãn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đó có thể là các sản phẩm dệt kim một mặt, hai mặt hay có giãn 2 chiều. Dệt kim có thể sử dụng nhiều chất liệu từ tự nhiên hư cotton, linen hay tổng hợp như polyester, nylon… hoặc kết hợp cả hai loại này để tạo ra các sản phẩm với những tính chất đặc biệt khác nhau tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng. Các sản phẩm dệt kim có thể không hoặc có xử lý hoàn tất như: hút nước, chống thấm, chống cháy, hồ mềm,… tạo nên sự đa dạng và phong phú về ứng dụng của loại vải này. Ngoài sử dụng trong các sản phẩm may mặc và thời trang thì nó còn ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác. Dưới đây là một số lĩnh vực ứng dụng các sản phẩm từ dệt kim.

5.1. Quần áo

Ứng dụng phổ biến nhất của vải dệt kim là trong lĩnh vực thời trang và may mặc với nhiều loại vải với những kiểu dệt đa dạng.

ung-dung-cua-vai-det-kim-1

– Single Jersey: loại vải dệt một mặt phải ứng dụng làm những quần áo mềm mại, linh hoạt như váy, áo phông, áo khoác mềm và áo choàng…

– Interlock: một loại vải dệt với hai mặt giống nhau sử dụng nhiều trong làm đồ ngủ, đồ lót..

– Tricot: thích hợp để may những trang phục năng động như quần áo nịt (cho diễn viên múa), áo tắm…

– Switer: vải len dệt kim có thể sử dụng để làm áo len, váy…

5.2. Đồ thể thao và sản phẩm chức năng

Một trong những ứng dụng quan trọng của hàng dệt kim là trong đồ thể thao và các sản phẩm may mặc chức năng. Tính đàn hồi, co giãn tốt cũng như thoáng mát, mềm mại chính là những đặc điểm ưu việt để vải dệt kim ứng dụng nhiều trong trang phục thể thao hơn là vải dệt thoi. Các sản phẩm thể thao phổ biến là quần, áo, vớ…

ung-dung-cua-vai-det-kim-2

Nếu như sử dụng chất liệu cotton giữ độ ẩm tốt kết hợp với mồ hôi có thể gây ra cảm giác khó chịu, hay sử dụng vải tổng hợp như polyester giữa độ ẩm kém có thể làm cho da khô thì chúng ta có thể kết hợp cả hai loại vải này trong một sản phẩm để mang lại cảm giác tốt nhất. Cấu trúc này có thể làm tăng sự thoải mái và thành tích của các vận động viên thể thao.

5.3. Một số ứng dụng khác

5.3.1. Các sản phẩm dạng lưới (Nets)

Các sản phẩm dệt kim dạng lưới ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, đóng gói, vận chuyển, thể thao, xây dựng, chăm sóc sức khỏe… Nó có thể được làm từ nhiều chất liệu sợi khác nhau. Các sản phẩm dạng lưới đàn hồi thường sử dụng chất liệu sợi elastane.

5.3.2. Sản phẩm y tế

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm dệt kim được sử dụng trong các cơ sở y tế. Phần lớn trong số đó là quần áo của các bác sĩ và y tá như áo lót, vớ… Một số sản phẩm khác có thể kể đến như: băng y tế, vớ phẩu thuật, nẹp (đâu gối, khủy tay, thắt lưng), lưới phẩu thuật, mạch máu nhân tạo, van tim nhân tạo… Các sản phẩm dệt kim trong y tế khác với các sản phẩm thông thường bởi vì nó được xử lý để có các tính chất đặc biệt như: kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, mùi hôi khó chịu. Một số loại có thể phân hủy và có lợi sinh học, chịu đựng được quá trình khử trùng liên tục…

5.3.3. Đồ dùng nội thất

Các sản phẩm dệt kim được sử dụng khá phổ biến trong các vật dụng trong nhà như nệm, túi giặt, lưới chống muỗi… Ngoài ra có thể kể đến các sản phẩm như khăn tắm, chăn mền, rèm, màn cửa…

Ngoài những ứng dụng trên, vải dệt kim còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như công nghiệp (mặt nạ, khẩu trang, đồ bảo hộ…), xe cộ (miếng lót đầu xe, đệm xe, mũ bảo hiểm…)… và rất nhiều ứng dụng quan trọng khác.

Lời kết

Có thể nói vải dệt kim có những tính chất ưu việt có thể được dệt từ nhiều loại chất liệu từ tự nhiên đến tổng hợp. Bên cạnh đó, sự đa dạng về kiểu dệt vải cũng tạo nên sự phong phú cho các sản phẩm dệt may dệt kim. Chính vì vậy, nó đã đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cũng như giữ vững chỗ đứng trên thị trường dệt may và thời trang cùng với vải dệt thoi và vải không dệt. Hiện nay, các nhà sản xuất và thiết kế đã phất triển nhiều hơn nữa các sản phẩm từ hàng dệt kim để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Những ứng dụng của các sản phẩm dệt kim cũng ngày một mở rộng. Trên đây là một số thông tin về vải dệt kim xin được chia sẻ cùng các bạn. Hi vọng nó hữu ích và giúp bạn được một phần nào đó. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này và mong được gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Bài viết Vải dệt kim là gì? Tính chất, phân loại và ứng dụng của vải dệt kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/vai-det-kim.html/feed 1
Vải không dệt là gì? Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của vải không dệt https://tudienhoahoc.com/vai-khong-det.html https://tudienhoahoc.com/vai-khong-det.html#respond Sat, 05 Oct 2019 14:04:29 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=394 Vải không dệt (non woven fabric) là một trong những loại vải được sử dụng nhiều trong ngành may mặc. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại vải được sử dụng với nhiều mẫu mã, chất lượng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, vải không dệt vẫn chiếm được chỗ đứng trên thị […]

Bài viết Vải không dệt là gì? Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của vải không dệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Vải không dệt (non woven fabric) là một trong những loại vải được sử dụng nhiều trong ngành may mặc. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại vải được sử dụng với nhiều mẫu mã, chất lượng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, vải không dệt vẫn chiếm được chỗ đứng trên thị trường đầy cạnh tranh.

Vậy vải không dệt là gì? Nó có những tính chất gì nổi bật? Những ưu điểm, nhược điểm có nó là gì? Và ứng dụng của nó ra sao? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những khía cạnh này. Mời quý vị và tất cả các bạn chúng ta cùng tham khảo nhé!

Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của vải không dệt

1. Vải không dệt là gì?

Vải không dệt (non woven fabric) là loại vải được tạo thành từ các hạt polypropylene – nhựa tổng hợp và một số thành phần tái chế khác tùy vào mục đích sử dụng. Sở dĩ nó có tên là “vải không dệt” vì nó không được tạo ra bằng cách phương pháp đan hay dệt thông thường như dệt kim hay dệt thoi. Các nguyên liệu sẽ được kéo thành các sợi khác nhau và được liên kết với nhau bằng cách xử lý nhiệt, hóa học, cơ học hoặc bằng dung môi. Vải không dệt có những tính chất nổi bật như mỏng, nhẹ, xốp và có độ bền rất cao.

vai-khong-det-non-woven-fabric

2. Đặc điểm của vải không dệt

2.1. Không cần dệt

Đặc điểm nổi bật đầu tiên của loại vafair này chính là “không cần dệt”. Các xơ sợi sẽ được liên kết với nhau bằng các tác nhân cơ học, hóa học hay nhiệt và dung môi… Các sợi sẽ được kết dính với nhau mà không cần những quá trình đan hay dệt thông thường.

2.2. Khả năng in ấn trên bề mặt

Một đặc điểm không thể không kể đến của loại vải này là khả năng cho phép việc in lên bề mặt của nó. Tùy yêu cầu về mẫu mã và chất lượng mà các nhà kinh doanh sẽ có những cách thực hiện riêng. Tuy nhiên, việc in ấn trên vải không dệt đòi hỏi yêu cầu cao hơn các loại vải khác. Đó là các yêu cầu về độ phủ, độ bám, độ bền, màu sắc… để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

2.3. Thân thiện với con người và môi trường

Các sản phẩm làm từ vải không dệt có thể dễ dàng phân hủy, do đó thân thiện với môi trường. Đây là một trong những tính chất nổi bật của loại vải này. Ngoài ra, các sản phẩm được con người sử dụng trực tiếp như: khẩu trang, túi lọc trà, khăn ướt, tả lót em bé, băng vệ sinh… được đánh giá là khá an toàn và thân thiện. Do đó, chúng ta có thể yên tâm khi sử dụng loại vải này trong đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể sử dụng các túi vải, túi giấy dùng để đi chợ, siêu thị thay thế túi nylon dùng một lần để góp phần giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.

3. Tính chất của vải không dệt

Vải không dệt có những tính chất đặc biệt. Đó có thể là những tính chất mang lại ưu điểm hay nhược điểm của nó. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số tính chất của loại vải này nhé!

tinh-chat-cua-vai-khong-det

3.1. Ưu điểm

– Độ bền cao, chịu được lực tốt

– Thân thiện với người sử dụng và môi trường, dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên.

– Vải không dệt có thể được làm từ sợi tái chế nên hạn chế được sự lãng phí trong công nghiệp dệt.

– Dễ in ấn và ít bị phai màu

– Giá thành tương đối rẻ nên được nhiều nhà kinh doanh cũng như người tiêu dùng quan tâm.

3.2. Nhược điểm

– Tuổi thọ không cao: do khả năng thấm hút tốt và dễ bị phân hủy

– bảo quản không tốt: vải kém bền và dễ bị biến đổi tính chất khi có hơi ẩm hoặc nước.

4. Ứng dụng của vải không dệt

Những ứng dụng của vải không dệt khá đa dạng và phong phú trong nhiều lĩnh vực. Nó ứng dụng từ may mặc, bảo hộ lao động đến nông nghiệp, công nghiệp hay lĩnh vực yêu cầu cao về chất lượng như y tế…

– Trong lĩnh vực may mặc: quần áo lót, trang phục biểu diễn, đế giày, miếng lót giày, khăn tắm…

– Trong lĩnh vực y tế: quần áo phẩu thuật, áo choàng phẩu thuật, áo choàng cách ly, mũ, găng tay, băng vết thương, bao giày, bao bì y tế, khẩu trang y tế…

– Trong lĩnh vực nông nghiệp: vải che côn trùng, chống khuẩn, sâu bọ, các tấm nhựa gieo hạt…

– Trong lĩnh vực bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, găng tay, mặt nạ chống bụi, khói, giày bảo hộ…

ung-dung-cua-vai-khong-det

Ngoài ra, vải không dệt còn nhiều ứng dụng quan trọng khác như:

  • Túi siêu thị, túi mua sắm
  • Khăn trải bàn
  • Túi lọc trà
  • Túi khí xe hơi
  • Tã em bé
  • Băng vệ sinh phụ nữ
  • Gối, nệm
  • Vãi lều…

Và nhiều ứng dụng quan trọng khác trong trang trí nội thất, giải trí, du lịch…

Lời kết

Qua bài viết này, chúng ta đã biết vải không dệt hay no woven fabric là gì và những tính chất của nó. Có thể nói đây là loại vật liệu được sự lựa chọn của nhiều nhà sản xuất và người sử dụng bởi những ưu điểm tuyệt vời của nó. Những ứng dụng của nó trong đời sống và sản xuất trãi rộng trên nhiều lĩnh vực là điều không cần phải bàn cải gì nữa. Tuy nhiên, chúng ta cần nắm rõ những ưu và nhược điểm của loại vải này để sử dụng một cách hiệu quả nhất!

Bài viết Vải không dệt là gì? Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của vải không dệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/vai-khong-det.html/feed 0
Cách phân biệt vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt https://tudienhoahoc.com/phan-biet-vai-det-thoi-vai-det-kim-vai-khong-det.html https://tudienhoahoc.com/phan-biet-vai-det-thoi-vai-det-kim-vai-khong-det.html#respond Sat, 05 Oct 2019 14:04:26 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=401 Trong đời sống của chúng ta, vải vóc là một chất liệu không thể thiếu. Những ứng dụng quan trọng của nó là vấn đề không cần phải bàn cãi gì nữa. Nó là một mạng lưới các xơ sợi tự nhiên hoặc tổng hợp được kết hợp với nhau bằng cách dệt, đan, ghép […]

Bài viết Cách phân biệt vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Trong đời sống của chúng ta, vải vóc là một chất liệu không thể thiếu. Những ứng dụng quan trọng của nó là vấn đề không cần phải bàn cãi gì nữa. Nó là một mạng lưới các xơ sợi tự nhiên hoặc tổng hợp được kết hợp với nhau bằng cách dệt, đan, ghép nút hoặc gắn các sợi lại với nhau. Vải được tạo ra từ các xơ sợi có diện tích bề mặt, độ dày, độ bền cơ học đủ để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Về cơ bản, có thể chia ra làm 3 phương pháp để sản xuất vải: dệt thoi, dệt kim và không dệt. Ngoài ra còn một số phương pháp khác để sản xuất vải. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ba loại vải được tạo ra từ các phương pháp này.

Phân biệt vải dệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt

I. Vải dệt thoi (woven fabric)

Vải dệt thoi là sự kết hợp xen kẽ giữa các sợi dọc (warp yarn) và sợi ngang (weft yarn) được dệt thẳng góc với nhau. Sợi dọc là sợi chạy suốt theo chiều dọc của vải, còn sợi ngang là sợi chạy theo chiều ngang. Tùy vào từng kiểu dệt khác nhau mà người ta sẽ kết hợp các dợi dọc với sợi ngang theo những cách khác nhau. Từ đó tạo ra nhiều loại vải dệt thoi có cấu trúc khác nhau.

Cấu trúc vải dệt thoi

vai-det-thoi-woven-fabric

1. Tính chất của vải dệt thoi

Vải dệt thoi có những tính chất tốt cho nhiều ứng dụng:

– Vải dệt thoi có cấu trúc chặt chẽ nên thường ổn định về kích thước.

– Độ co giãn ít hơn vải dệt kim (trừ trường hợp nó được dệt từ sợi co giãn).

– Vải dễ bị nhăn, theo thời gian cần phải ủi (đặc biệt là vải cotton, linen…)

– Dễ tạo nếp và giữ nếp tốt.

– Vải rất ít bị cuốn mép và tuột vòng.

Một số loại vải dệt thoi

mot-so-loai-vai-det-thoi

2. Ứng dụng của vải dệt thoi

Vải dệt thoi được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Nó dùng để làm quần áo, đồ nội thất… và nhiều ứng dụng khác trong y tế, kỹ thuật… Quần áo được làm từ vải dệt thoi khá chắc chắn và thường có tuổi thọ cao. Nó mang lại cho bộ trang phục của bạn thêm nổi bật với những nét sang trọng và quý phái riêng.

II. Vải dệt kim (knitting fabric)

Vải dệt kim là vải được tạo thành bằng các vòng sợi đan xen với nhau theo một cấu trúc nhất định. Các vòng sợi (loop) liên kết với nhau theo hướng dọc và hướng ngang. Các vòng sợi mới sẽ được lồng qua các vòng sợi cũ và cứ tiếp tục quá trình như vậy để tạo thành vải.

Cấu trúc vải dệt kim

vai-det-kim-knitting-fabric

Vải dệt kim có cấu trúc vòng sợi, bao gồm:

Các hàng ngang: được gọi là hàng vòng (course). Trên mỗi hàng vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên trái, xiên phải.

Các cột dọc: được gọi là cột vòng (wale). Trên mỗi cột vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên tạo thành những đường zic-zac đối xứng nhau.

1. Tính chất của vải dệt kim

So với vải dệt thoi, vải dệt kim cũng có rất nhiều ưu điểm. Chúng ta sẽ điểm qua một số tính chất của loại vải này.

– Vải dệt kim có cấu trúc lỏng lẻo hơn vải dệt thoi nên thoáng, mềm và xốp, tạo cảm giác dễ chịu khi mặc.

– Tính co giãn và đàn hồi tốt hơn vải dệt thoi.

– Ít bị nhăn, ít khi cần ủi hoặc không cần ủi.

– Dễ bảo quản và giặt

– Giữ nhiệt tốt.

– Khả năng giữ nếp kém và khó tạo nếp gấp so với vải dệt thoi.

– Vải rất dễ bị cuốn mép và tuột vòng.

Một số loại vải dệt kim

mot-so-loai-vai-det-kim

2. Ứng dụng của vải dệt kim

Cũng như vải dệt thoi, vải dệt kim có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như may mặc, nội thất… bởi những ưu điểm tuyệt vời như đã kể ở trên. Ngoài ra, vải dệt kim tương đối rẻ và dễ sử dụng nên nó là sự lựa chọn của nhiều nhà sản xuất và người tiêu dùng.

III. Vải không dệt (Non-woven fabric)

Vải không dệt là các loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim mà được liên kết với nhau bằng cách xử lý nhiệt, hóa học, cơ học hoặc bằng dung môi.

Vải không dệt

vai-khong-det-non-woven-fabric

1. Tính chất của vải không dệt

Vải không dệt có nhiều tính chất ưu việt, có thể kể đến như:

– Vải thường có trọng lượng nhẹ, mỏng và xốp

– Độ bền cao, khả năng chịu lực rất tốt

– Khả năng thấm hút tốt

– Dễ in ấn mà không bị phai màu

– Giá thành tương đối rẻ

– Dễ phân hủy nên thân thiện với môi trường

– Nhược điểm là tuổi thọ không cao và khả năng bảo quản kém.

2. Ứng dụng của vải không dệt

Vải không dệt có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: may mặc, nông nghiệp, y tế, bảo hộ lao động… Có thể kể đến một số ứng dụng cụ thể như:

  • Quần áo, trang phục biểu diễn, áo lót, đế giày…
  • Áo cách ly, khẩu trang, vớ, tã lót…
  • Túi siêu thị, khăn trải bàn…
  • Đồ bảo hộ lao động, găng tay, mặt nạ chống bụi

Lời kết

Trên đây là những khái niệm sơ lược về 3 phương pháp để sản xuất vải: dệt thoi, dệt kim và không dệt. Hiện nay, nhiều phương pháp dệt hiện đại khác đã và đang được phát triển để tạo ra nhiều loại vải phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích phần nào với các bạn. Bài viết có thể còn thiếu xót và chưa được hoàn thiện. Mong nhận được những chia sẻ và đóng góp ý kiến của tất cả các bạn.

Bài viết Cách phân biệt vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/phan-biet-vai-det-thoi-vai-det-kim-vai-khong-det.html/feed 0
Grayscale là gì? Phân loại và ứng dụng của Thước Xám (Grayscale) https://tudienhoahoc.com/thuoc-xam-grayscale.html https://tudienhoahoc.com/thuoc-xam-grayscale.html#respond Sat, 05 Oct 2019 14:04:20 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=412 Grayscale là thuật ngữ thường được nhắc đến trong lĩnh vực dệt may. Vậy bạn đã biết gì về Grayscale? Grayscale là gì, nó có mấy loại, đặc điểm và ứng dụng của nó như thế nào? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Mời các […]

Bài viết Grayscale là gì? Phân loại và ứng dụng của Thước Xám (Grayscale) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Grayscale là thuật ngữ thường được nhắc đến trong lĩnh vực dệt may. Vậy bạn đã biết gì về Grayscale? Grayscale là gì, nó có mấy loại, đặc điểm và ứng dụng của nó như thế nào? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

THƯỚC XÁM GRAYSCALE

1. Grayscale là gì?

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu Grayscale là gì? Grayscale là dụng cụ dùng để đánh giá độ bền màu nhuộm của vải hay các sản phẩm nhuộm khác. Grayscale còn được gọi là thước xám. Thước xám Grayscale được sản xuất theo các tiêu chuẩn như AATCC, ISO, JIS, GB…

thuoc-xam-grayscale

Grayscale là dụng cụ nằm trong bộ thiết bị tiêu chuẩn đo độ bền màu của vải nhuộm và được sử dụng phổ biến trong ngành dệt may.

2. Tại sao phải sử dụng Thước xám Grayscale?

Như chúng ta biết, độ bền màu của vải hay các sản phẩm nhuộm phản ánh khả năng kháng lại sự phai màu của vật liệu dưới tác dụng của cơ học, nhiệt học hay hóa học. Độ bền màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu sợi, kiểu dệt, loại thuốc nhuộm, độ đậm của màu, các quá trình tẩy, nhuộm, giặt, hoàn tất… Mỗi sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường cần có những tiêu chuẩn nhất định về độ bền màu. Vì vậy, việc đánh giá độ bền màu sắc của các sản phẩm dệt may là một khâu rất quan trọng.

tai-sao-phai-su-dung-thuoc-xam-grayscale

Thước xám Grayscale là dụng cụ để đánh giá độ bền màu của vải nhuộm hay các sản phẩm nhuộm khác dựa vào sự thay đổi màu sắc hay dây màu của chúng lên vật liệu khác. Nhờ có thước xám mà việc đánh giá trở nên dễ dàng, chính xác và thống nhất hơn.

3. Có mấy loại Grayscale

Thước xám tiêu chuẩn Grayscale được chia làm 2 loại:

  • Thước xám thay đổi theo màu sắc (Gray Scale for color change)
  • Thước xám đo độ dây màu (Gray Scale for Staining)

3.1. Thước xám thay đổi theo màu sắc

Thước xám thay đổi theo màu sắc (Grey scale for color change) gồm 10 cặp có màu xám được đánh số từ 1 đến 5.

grey-scale-for-color-change

– Cấp 5: có hai màu xám giống nhau chứng tỏ độ bền màu rất tốt.

– Cấp 4, 3, 2: hai ô màu xám lệch nhau về mức độ đậm nhạt, sự tương phản ở mức trung bình, độ bền màu giảm dần.

– Cấp 1: độ tương phản giữa hai ô màu lớn nhất cho ta biết độ bền màu rất kém.

Mẫu màu sau khi được kiểm tra sẽ được đối chiếu với mẫu gốc ban đầu và so sánh trong tủ so màu vải. Dựa vào thước xám Grey Scale để đánh giá sự thay đổi về màu sắc của mẫu kiểm tra so với mẫu ban đầu. Mẫu được phân loại cấp 5 là cấp tốt nhất và cấp 1 là cấp độ tệ nhất.

3.2. Thước xám cho độ dây màu

Thước xám thay đổi theo màu sắc (Grey scale for staning) gồm 10 cặp màu trắng và màu xám được đánh số từ 1 đến 5.

grey-scale-for-staining

– Cấp 5: có hai màu trắng giống nhau chứng tỏ không có hiện tượng dây màu (lem màu), độ bền màu của mẫu là rất tốt.

– Cấp 4, 3, 2: hai ô màu trắng và xám tương phản ở mức trung bình và tăng dần mức tương phản trắng/xám, độ bền màu giảm dần.

– Cấp 1: hai màu trắng và xám có sự tương phản lớn nhất chứng tỏ xảy ra hiện tượng chạy màu (dây màu) rất lớn, độ bền màu của mẫu rất tệ.

Mẫu màu sau khi được kiểm tra cũng được đối chiếu với mẫu gốc ban đầu. Dựa vào thước xám để đánh giá mức độ dây màu của vật liệu nằm ở cấp nào. Mẫu được phân loại cấp 5 là cấp tốt nhất và cấp 1 là tệ nhất.

4. Những tiêu chuẩn của thước xám

Thước xám Grayscale áp dụng trên các thị trường khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Tùy theo thị trường và yêu cầu của khách hàng mà chúng ta sử dụng loại thước xám phù hợp.

Những tiêu chuẩn đang áp dụng:

  • Tiêu chuẩn AATCC: áp dụng cho thị trường Mỹ
  • Tiêu chuẩn ISO: áp dụng cho thị trường châu Âu và nhiều quốc gia khác
  • Tiêu chuẩn SDC: áp dụng cho thị trường châu Âu
  • Tiêu chuẩn JIS: áp dụng cho thị trường Nhật
  • Tiêu chuẩn GB: áp dụng cho thị trường Trung Quốc

Lời Kết

Việc kiểm tra độ bền màu của sản phẩm trước khi xuất xưởng là điều rất quan trọng. Chính vì thể, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các đối tác. Với thước xám grayscale và bộ thiết bị tiêu chuẩn đo độ bền màu sẽ giúp việc đánh giá trở nên dễ dàng, chính xác và thống nhất hơn. Trên đây chúng tôi vừa đề cập đến một số thông tin về thước Grayscale dùng trong ngành dệt may. Hi vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn. Chúc các bạn nhiều may mắn và niềm vui trong cuộc sống.

Bài viết Grayscale là gì? Phân loại và ứng dụng của Thước Xám (Grayscale) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/thuoc-xam-grayscale.html/feed 0
Phương pháp Test độ bền ma sát – Colour fastness to Rubbing/Crocking https://tudienhoahoc.com/do-ben-ma-sat-colour-fastness-to-rubbing-crocking.html https://tudienhoahoc.com/do-ben-ma-sat-colour-fastness-to-rubbing-crocking.html#respond Sat, 05 Oct 2019 14:04:15 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=419 Để đánh giá chất lượng của các thành phẩm như vải hay garment đã được nhuộm, in, hoàn tất…, người ta thường kiểm tra độ bền màu của chúng. Thông thường, các độ bền màu được quan tâm là độ bền ma sát, độ bền giặt, độ bền ánh sáng, độ bền nước, độ bền […]

Bài viết Phương pháp Test độ bền ma sát – Colour fastness to Rubbing/Crocking đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Để đánh giá chất lượng của các thành phẩm như vải hay garment đã được nhuộm, in, hoàn tất…, người ta thường kiểm tra độ bền màu của chúng. Thông thường, các độ bền màu được quan tâm là độ bền ma sát, độ bền giặt, độ bền ánh sáng, độ bền nước, độ bền mồ hôi, độ bền nước clo… Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà chúng ta phải thực hiện một hoặc nhiều các phương pháp test độ bền màu trên. Trong đó, độ bền ma sát là một trong những tiêu chuẩn cơ bản và thường được sử dụng để đánh giá chất lượng của một mẫu. Vậy độ bền ma sát là gì? Tiêu chuẩn và phương pháp test độ bền ma sát ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết hôm nay nhé!

Độ bền ma sát (Colour fastness to Rubbing/Crocking)

1. Độ bền ma sát là gì?

Độ bền màu với ma sát (Colour fastness to Rubbing/Crocking) hay độ bền ma sát là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của các sản phẩm sau các quá trính nhuộm, in, hoàn tất… Độ bền màu với ma sát cho chúng ta biết được khả năng duy trì màu gốc của vải khi bị cọ xát. Độ bền ma sát có 2 loại là:

  • Độ bền ma sát khô (Dry rubbing fastness)
  • Độ bền ma sát ướt (Wet rubbing fastness)

do-ben-ma-sat-kho-va-do-ben-ma-sat-uot

Khi ma sát, màu trên mẫu vải cần test sẽ chuyển sang miếng vải trắng tiêu chuẩn. Việc đánh giá độ bền ma sát phụ thuộc vào mức độ dây màu lên miếng vải trắng. Sau khi test, miếng vải trắng sẽ được so sánh với một thang tiêu chuẩn gọi là Grey Scale (tạm dịch là Thước xám). Grey Scale có 5 cấp từ 1 đến 5, trong đó cấp 5 là tốt nhất và giảm dần đến cấp 1 là kém nhất.

2. Các tiêu chuẩn test độ bền ma sát

Các tiêu chuẩn để test độ bền màu với ma sát được trình bày dưới đây:

1. ISO 105-X12 (2002): Colour fastness to rubbing
2. ISO 105-X16: Colour fastness to rubbing – Small areas
3. AATCC 8 (2005): Colour fastness Crocking (AATCC Crockmeter Method)
4. AATCC 116 (2005): Colourfastness to Crocking (Rotary Vertical Crockmeter Method)
5. AATCC 165 (1999): (Textile Floor Coverings – AATCC Crockmeter Method)

AATCC 8 /

ISO 105 X12

AATCC 116 /ISO 105 X16 AATCC 165
Thiết bị Crockermeter Rotary vertical
Crockmeter
Crockermeter
Kích thước của finger 16 ± 0.1 mm(19 x 25.4) mm cho vải nhiều lông 2.5 cm (19 x 25.4) mm
Lực tác dụng (9 ± 0.2) N 11.1 N ± 10% (9 ± 0.2) N
Mức ngấm ướt(wet rubbing) AATCC: 65 ± 5%ISO: 95 – 100% AATCC: 65%ISO: 95 – 100% AATCC: 65%
Chu kỳ 10 vòng /10 giây Khoảng 40 lần xoay qua lại 10 vòng / 10 giây

Trong đó, phương pháp kiểm tra độ bền ma sát thường được áp dụng theo 2 tiêu chuẩn là AATCC 8 và ISO 105 X12. Sau đây, bài viết xin trình bày về phương pháp test của hai tiêu chuẩn này!

3. Phương pháp test độ bền ma sát theo tiêu chuẩn AATCC 8 và ISO 105 X12

3.1. Dụng cụ và thiết bị

  • Máy kiểm tra độ bền màu Crockermeter (dạng cơ hoặc điện tử): Finger có đường kính 16 mm, lực tác dụng một lực 9N khi di chuyển qua lại theo một đường thẳng.
  • Mẫu vải trắng tiêu chuẩn: không có chất tăng trắng quang học (OBA), hồ hay bất cứ hóa chất hoàn tất nào.
  • Cân điện tử: chính xác đến 0.01 g
  • Đĩa thủy tinh (đĩa Petri)
  • Grey Scale
  • Tủ so màu vải
  • Nước tinh khiết hoặc nước khử ion cấp 3 (BS EN ISO 3696: 1995)

3.2. Mẫu test

  • 1 mẫu khô (dry) và một mẫu ướt (wet)
  • Với tiêu chuẩn ISO: vải được cắt thẳng theo 2 chiều ngang và dọc.
  • Với tiêu chuẩn AATCC: vải được cắt xéo một góc 45º so với biên vải.
  • Kích thướt mẫu: tối thiểu 140 x 50 mm

3.3. Điều kiện phòng Lab

  • Nhiệt độ phòng thí nghiệm: <25 ºC
  • Độ ẩm: <65%
  • Mẫu để ít nhất 4 tiếng trước khi test

3.4. Quy trình thực hiện

3.4.1. Độ bền ma sát khô (dry rubbing fastness)

  • Đặt mẫu test lên máy và cố định chặt
  • Gắn mẫu vải trắng vào Finger của máy
  • Tiến hành crocking 10 vòng (1 vòng/giây)

-phuong-phap-test-do-ben-ma-sat

Các bước kiểm tra độ bền màu với ma sát

3.4.2. Độ bền ma sát ướt (wet rubbing fastness)

  • Đặt mẫu test lên máy và cố định chặt
  • Cho đĩa Petri lên cần, Tare về 0.00 g
  • Cân khối lượng ban đầu của vải.
  • Thấm ướt mẫu vải trắng với nước tinh khiết với lượng ngấm ướt phù hợp. Với tiêu chuẩn ISO 105 X12, lượng ngấm ướt (wet pick up) là 100%. Trong khi đó, tiêu chuẩn AATCC 8 là 65 ± 5%.
  • Gắn mẫu vải trắng vào Finger của máy
  • Tiến hành crocking 10 vòng (1 vòng/giây)

Phương pháp kiểm tra độ bền màu với ma sát theo tiêu chuẩn ISO 105 X12:

4. Đánh giá kết quả

Mẫu vải trắng phải để ít nhất 4 tiếng trước khi đánh giá kết quả. Khi tiến hành đánh giá, đặt mẫu vải trong tủ so màu vải và dùng đèn D65. Dùng thước xám chuẩn Grey Scale for Staining để đánh giá cấp độ bền đạt được. Kết quả đánh giá đạt hay không đạt phụ thuộc vào yêu cầu riêng của khách hàng hoặc theo tiêu chuẩn.

danh-gia-ket-qua-do-ben-ma-sat

Tiêu chuẩn thông thường theo độ đậm của màu vải:

Mức độ nhuộm Độ bền ma sát khô Độ bền ma sát ướt
Màu đậm 3 – 4 2 – 2.5
Màu trung bình 4 3
Màu nhạt 4 – 5 3.5 – 4

Trong trường hợp mẫu cần test có nhiều màu, chúng ta sẽ đánh giá theo khu vực bị dây màu nhiều nhất. Nếu có thể, hãy tiến hành đánh giá cấp độ cho từng màu riêng lẻ.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền ma sát

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ bền màu của vải do ma sát. Đó là:

5.1. Chất liệu vải

Chất liệu ảnh hưởng nhiều đến độ bền màu, trong đó có ma sát. Về bản chất, một số chất liệu vải thường có độ bền với ma sát tốt hơn những chất liệu còn lại. Ví dụ như độ bền của vải Polyester hoặc Nylon thường tốt hơn 1 cấp so với vải Denim hay Canvas. Do đó, tiêu chuẩn của một số chất liệu như Denim, Canvas, nhung (Velvet)… thường ở mức thấp hơn (cấp 3 cho ma sát khô và 2 cho ma sát ướt). Trong khi với các chất liệu như polyester, nylon… tiêu chuẩn thông thường là cấp 4 cho ma sát khô và 3 cho ma sát ướt.

chat-lieu-vai-anh-huong-den-do-ben-ma-sat

5.2. Cấu trúc vải

Cấu trúc vải cũng ảnh hưởng phần nào đến độ bền của vải với ma sát. Vải có cấu trúc càng thô thì độ bền ma sát càng thấp. Ví dụ: vải có cấu trúc 100×80 / 40×40 có độ bền đạt cấp 3 thì vải có cấu trúc 50×50 / 20×20 sẽ đạt khoảng cấp 2-3.

5.3. Bản chất của thuốc nhuộm

Các loại thuốc nhuôm khác nhau sẽ cho độ bền màu với ma sát khác nhau. Ví dụ: cùng nhuộm một loại vải cotton được nhuộm với các thuốc nhuộm hoạt tính, trực tiếp, sunfua… ở cùng độ đậm sẽ cho những kết quả khác nhau. Thông thường các thuốc nhuộm phân tán, axit sẽ cho độ bền mù với ma sát tốt hơn các thuốc nhuộm trực tiếp, indigo, pigment. Đó là do bản chất liên kết giữa phân tử thuốc nhuộm và xơ khác nhau. Một số màu như Red, Navy Blue, Black thường có độ bền kém do cấu trúc phân tử của chúng lớn và cồng kềnh hơn các màu khác.

5.4. Độ đậm của màu sắc

Với cùng một chất liệu, chất liệu được nhuộm đậm màu hơn sẽ có xu hướng có độ bền màu với ma sát thấp hơn chất liệu được nhuộm mà nhạt hơn.

nhung-yeu-to-anh-huong-den-do-ben-ma-sat

5.5. Quy trình tẩy, nhuộm, in, giặt, hoàn tất

Các quy trình tẩy, nhuộm, in, giặt, hoàn tất… ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền màu của vải. Ví dụ như quá trình giặt không tốt làm cho độ bền ma sát kém. Hay việc hoàn tất với hóa chất finishing không tương hợp cũng dẫn đến kết quả tương tự. Bên cạnh đó, các yếu tố như thiết bị, điều kiện nhiệt độ, trợ chất… cũng ảnh hưởng đến độ bền ma sát sản phẩm nếu. Vì vậy, chúng ta cần tối ưu hóa quy trình, điều kiện cũng như sử dụng các hóa chất tốt để cải thiện hoặc làm tăng độ bền màu của vải.

6. Một số phương pháp cải thiện độ bền ma sát của vải

Như đã trình bày ở trên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền ma sát của vải. Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà các sản phẩm cần đạt những cấp độ bền nhất định. Vì vậy việc cải thiện và nâng cao độ bền ma sát là việc rất cần thiết. Một số phương pháp để cải thiện độ bền ma sát như sau:

– Chọn các chất liệu vải và cấu trúc vải phù hợp.

– Lựa chọn các loại thuốc nhuộm có độ bền màu cao, đặc biệt với ma sát.

– Sử dụng các chất giặt có khả năng giặt sạch màu còn dư trên bề mặt vải tốt.

– Đối với màu đậm nên sử dụng thêm chất cầm màu.

– Đối với hàng in, nên sử dụng thêm chất khâu mạng (crosslinking agent) để tăng độ bền màu ma sát.

– Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng chất cải thiện độ bền ma sát (rubbing fastness improver) để làm tăng độ bền màu với ma sát của vải.

7. Một số lưu ý khi kiểm tra độ bền ma sát

7.1. Độ bền ma sát ướt của màu Sunfur Black

Màu Sunfua Black được dùng để nhuôm màu đen đậm cho vải cotton và thường được yêu cầu sử dụng. Trong trường hợp vải được nhuộm với mà Sunfua Black, trong khi độ bền ma sát khô có thể đạt cấp 4 thì độ bền ma sát ướt thường không tốt hơn cấp 1 – 2. Đây là một hạn chế và điều này cần được nắm rõ bởi các nhà sản xuất, người mua và người bán trước khi giao dịch, mua bán.

mot-so-luu-y-khi-test-do-ben-ma-sat

Trong trường hợp này, chúng ta có thể sử dụng chất cải thiện độ bền ma sát ướt (wet rubbing fastness improver) để tăng độ bền ướt lên từ 0.5 đến 1 cấp.

7.2. Độ bền ma sát ướt tốt hơn độ bền ma sát khô

Đa số các trường hợp thì độ bền màu với ma sát ướt thường tốt hơn độ bền màu với ma sát khô. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Có trường hợp thì độ bền màu với ma sát ướt lại tốt hơn. Điều này thường bắt gặp trên vải polyester. Trong những trường hợp như vậy, hệ số ma sát trong ma sát ướt thấp hơn ma sát khô, hoàn toàn trái ngược với cotton. Vì vậy, độ bền ma sát ướt của vải polyester tốt hơn độ bền khô.

7.3. Độ bền ma sát của vải nhuộm sợi

Với vải nhuộm sợi, một số trường hợp giữa Buyer và phòng thí nghiệm công ty sản xuất có sự khác biệt về cấp độ bền màu của vải. Nguyên nhân là do bên Buyer test ma sát trên từng vạch sọc, trong khi ở phòng thí nghiệm test ma sát theo chiều cắt ngang qua các vạch sọc. Từ đó kết quả có sự khác biệt nhau.

do-ben-ma-sat-cua-vai-nhuom-soi

7.4. Độ bền ma sát của sợi được nhuộm

Để test độ bền màu của sợi đã nhuộm màu với ma sát, sợi cần được quấn quanh một miếng các-tông hoặc dệt thành vải trước khi test. Kích thướt mẫu yêu cầu tối thiểu 140 x 50 mm.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về độ bền màu của vải với ma sát cũng như các phương pháp test thông dụng. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích phần nào với các bạn. Mọi ý kiến đóng góp và trao đổi xin các để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng trao đổi, thảo luận. Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong công việc!

Bài viết Phương pháp Test độ bền ma sát – Colour fastness to Rubbing/Crocking đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/do-ben-ma-sat-colour-fastness-to-rubbing-crocking.html/feed 0