Hóa học lớp 10 - Các kiến thức hóa 10 và Giải bài tập hóa học 10 https://tudienhoahoc.com Sun, 23 May 2021 14:29:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.6.14 https://tudienhoahoc.com/wp-content/uploads/2020/04/cropped-favicon-1-32x32.png Hóa học lớp 10 - Các kiến thức hóa 10 và Giải bài tập hóa học 10 https://tudienhoahoc.com 32 32 Tuyển tập 30 đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa năm 2020-2021 https://tudienhoahoc.com/tuyen-tap-30-de-thi-vao-lop-10-chuyen-hoa-nam-2020-2021.html https://tudienhoahoc.com/tuyen-tap-30-de-thi-vao-lop-10-chuyen-hoa-nam-2020-2021.html#respond Sun, 23 May 2021 14:29:21 +0000 https://tudienhoahoc.com/?p=9994 Tuyển tập 30 đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa năm 2020-2021

Bài viết Tuyển tập 30 đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa năm 2020-2021 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Tuyển tập 30 đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa năm 2020-2021

tuyen-tap-de-thi-hoa-hoc-vao-lop-10-chuyen-nam-hoc-2020-2021

Bài viết Tuyển tập 30 đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa năm 2020-2021 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/tuyen-tap-30-de-thi-vao-lop-10-chuyen-hoa-nam-2020-2021.html/feed 0
Độ âm điện là gì? Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học https://tudienhoahoc.com/do-am-dien.html https://tudienhoahoc.com/do-am-dien.html#respond Tue, 29 Oct 2019 18:59:22 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=798 Độ âm điện là gì? Vì sao dựa vào bảng giá trị độ âm điện người ta có thể so sánh được tính phi kim và tính kim loại của các nguyên tử nguyên tố hóa học? Trong bài viết này, các bạn sẽ được giải đáp các câu hỏi nêu trên. 1. Độ âm […]

Bài viết Độ âm điện là gì? Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Độ âm điện là gì? Vì sao dựa vào bảng giá trị độ âm điện người ta có thể so sánh được tính phi kim và tính kim loại của các nguyên tử nguyên tố hóa học? Trong bài viết này, các bạn sẽ được giải đáp các câu hỏi nêu trên.

1. Độ âm điện là gì?

Độ âm điện của một nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành các liên kết hóa học.

Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.

Thang đo độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hóa học thường được sử dụng được thiết lập theo nhà hóa học Pau-linh vào năm 1932.

2. Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học

Bảng độ âm điện của Pau-ling lấy nguyên tử flo làm chuẩn để xác định độ âm điện tương đối của các nguyên tử nguyên tố khác.

Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học

Nhận xét: 

  • Trong một chu kì, độ âm điện của các nguyên tử tăng dần từ trái qua phải theo chiều điện tích hạt nhân.
  • Trong một nhóm, độ âm điện của các nguyên tử giảm dần từ trên xuống dưới theo chiều điện tích hạt nhân.

2.1. Độ âm điện của halogen

  • Độ âm điện của flo: 3,98
  • Độ âm điện của clo: 3,16
  • Độ âm điện của brom: 2,96
  • Độ âm điện của i ốt: 2,66

Độ âm điện của flo là cao nhất trong nhóm halogen. Độ âm điện giảm dần theo chiều clo -> brom -> i ốt.

2.2. Độ âm điện của một số kim loại

  • Độ âm điện của kali: 0,82
  • Độ âm điện của bari: 0,89
  • Độ âm điện của natri: 0,93
  • Độ âm điện của liti: 0,98
  • Độ âm điện của magie: 1,31

Xem thêm: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

3. Bài tập về độ âm điện

Bài 1. Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau:

A. F, O, N, C, B, Be, Li.

B. Li, B, Be, N, C, F, O.

C. Be, Li, C, B, O, N, F.

D. N, O, F, Li, Be, B, C.

Chọn đáp án đúng

Giải:

Chỉ cần nhớ độ âm điện của flo là lớn nhất, từ đó chọn đáp án A

Bài 2. Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Giá trị độ âm điện của các nguyên tử trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?

Giải: xem lại lý thuyết ở trên để trả lời câu hỏi này.

Bài 3. Nguyên tử nào trong bảng tuần hoàn có giá trị độ âm điện lớn nhất? Tại sao?

Giải:

Nguyên tử của nguyên tố flo có độ âm điện lớn nhất. Bởi vì tính phi kim của flo là mạnh nhất trong tất cả các nguyên tử nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Bài viết Độ âm điện là gì? Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/do-am-dien.html/feed 0
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A https://tudienhoahoc.com/cau-hinh-electron-nguyen-tu-cua-cac-nguyen-to-nhom-a.html https://tudienhoahoc.com/cau-hinh-electron-nguyen-tu-cua-cac-nguyen-to-nhom-a.html#respond Sun, 06 Oct 2019 04:12:43 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=610 Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có sự biến đổi tuần hoàn không? Mối liên hệ giữa cấu hình electron nguyên tử với tính chất của nguyên tố trong chu ki và trong nhóm A. Bài viết hôm nay sẽ giải quyết thắc mắc trên đây cho các bạn học sinh. LÝ […]

Bài viết Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có sự biến đổi tuần hoàn không? Mối liên hệ giữa cấu hình electron nguyên tử với tính chất của nguyên tố trong chu ki và trong nhóm A. Bài viết hôm nay sẽ giải quyết thắc mắc trên đây cho các bạn học sinh.

LÝ THUYẾT VỀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có sự thay đổi tuần hoàn. Đầu mỗi chu kì là nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là ns1. Kết thúc mỗi chu kì là nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là ns2ns6 (trừ chu kì 1).

[postbycategory so_bai=”5 id_cat=”5″]

Hệ quả: Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lơp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A

1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A

Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng.

=> Tính chất hóa học của nguyên tố trong cùng một nhóm A có sự giống nhau.

Số thứ tự của nhóm (IA, IIA,…) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng và đồng thời cũng là số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố đó.

Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm A là electron s và p.

2. Tìm hiểu về cấu hình electron nguyên tử và tính chất của một số nhóm A tiêu biểu

a) Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm

Nhóm khí hiếm gồm các nguyên tố heli, neon, agon, kripton, xeon và rađon.

Nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng. Cấu hình electron nguyên tử là ns2np6, đây là cấu hình electron bền vững.

Nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm hầu hết đều không tham gia vào các phản ứng hóa học ở điều kiện thường.

Ở điều kiện thường, các khí hiếm đều ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử.

b) Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm

Nhóm kim loại kiềm gồm các nguyên tố liti, natri, kali, rubiđi, xesi (ngoài ra còn có nguyên tố phóng xạ franxi).

Nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng (ns1). Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử của nguyên tố kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi 1 electron lớp ngoài cùng để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm đứng trước nó. Do đó, trong các hợp chất, các nguyên tố kim loại kiềm chỉ có hóa trị 1.

Tình chất hóa học cơ bản của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm kim loại kiềm:

  • Tác dụng mạnh với oxi tạo thành các oxit bazơ tan trong nước. Ví dụ như Li2O, Na2O.
  • Tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hiđro và hiđroxit có tính kiềm mạnh như NaOH, KOH.
  • Tác dụng với các phi kim khác tạo thành muối như NaCl, K2S.

c) Nhóm VIIA là nhóm halogen

Nhóm halogen gồm các nguyên tố flo, clo, brom, iot, (ngoài ra còn có nguyên tố phóng xạ atanin).

Nguyên tử của các nguyên tố halogen có 7 electron lớp ngoài cùng (ns2np5). Trong phản ứng hóa học, nguyên tử của nguyên tố halogen có khuynh hướng nhận 1 electron để đạt đến cấu hình electron khí hiếm đứng sau nó. Do đó, nguyên tố halogen có hóa trị 1.

Ở dạng đơn chất, các phân tử halogen gồm hai nguyên tử: F2, Cl2, Br2, I2

Một số tính chất hóa học cơ bản của nguyên tử các nguyên tố nhóm halogen:

  • Tác dụng với kim loại tạo ra muối như KCl, AlCl3
  • Tác dụng với hiđro tạo ra hợp chất khí như HF, HCl, HBr, HI. Các chất này tan trong nước tạo thành axit
  • Hiđroxit của halogen là những axit như HClO, HClO3

BÀI TẬP SGK TRANG 41 HÓA HỌC 10

Bài 1. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

A. số electron như nhau.

B. số lớp electron như nhau.

C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

D. cùng số electron s hay p.

Chọn đáp án đúng.

Giải:

=> Chọn đáp án C

Bài 2. Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước đó là do:

A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Chọn đán án đúng.

Giải:

=> Chọn đáp án C

Bài 3. Những nguyên tố thuộc nhóm A nào là các nguyên tố s, nguyên tố p? Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s và p khác nhau thế nào?

Giải:

Những nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là các nguyên tố s

Những nguyên tố thuộc nhóm IIIA đến VIIIA là các nguyên tố p

Nguyên tố s và p có số electron lớp ngoài cùng khác nhau:

  • Nguyến tố s có 1 hoặc 2 electron lớp ngoài cùng
  • Nguyên tố p có từ 3 đến 8 electron lớp ngoài cùng

Bài 4. Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?

Giải:

Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu các chu kỳ. Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố có dạng ns1, tức là có 1 electron lớp ngoài cùng. Đây cũng là electron hóa trị của nhóm kim loại này.

Bài 5. Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron của nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?

Giải:

Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối các chu kỳ. Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố có dạng ns2np6c. Cấu hình electron có 8 electron ngoài cùng (nói cách khác là lớp electron ngoài cùng bão hòa) rất bền hóa học.

Bài 6. Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:

a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?

b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?

c) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên.

Giải:

a) Có 6 electron lớp ngoài cùng (số e ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm)

b) Lớp thứ 3 (số thứ tự của lớp electron ngoài cùng bằng số chu kì)

c) Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4

Bài 7. Một số nguyên tố có cấu hình electron của từng nguyên tử như sau:

1s22s22p4

1s22s22p3

1s22s22p63s23p1

1s22s22p63s23p5

a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.

b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Giải:

1s22s22p4: có 6 electron hóa trị, thuộc chu kì 2, nhóm VIA.

1s22s22p3: có 5 electron hóa trị, thuộc chu kì 2, nhóm VA.

1s22s22p63s23p1: có 3 electron hóa trị, thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.

1s22s22p63s23p5: có 7 electron hóa trị, thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.

Bài viết Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/cau-hinh-electron-nguyen-tu-cua-cac-nguyen-to-nhom-a.html/feed 0
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 https://tudienhoahoc.com/bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-lop-10.html https://tudienhoahoc.com/bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-lop-10.html#respond Sun, 06 Oct 2019 04:08:10 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=606 Các bạn đã được giới thiệu đến bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 8 trong năm đầu tiên bắt đầu biết đến môn học này. Bài học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 có điều gì mới, xin mời các bạn đọc bài viết này để hiểu rõ […]

Bài viết Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Các bạn đã được giới thiệu đến bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 8 trong năm đầu tiên bắt đầu biết đến môn học này. Bài học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 có điều gì mới, xin mời các bạn đọc bài viết này để hiểu rõ hơn.

Mục tiêu bài học:

  • Ôn lại lý thuyết về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và cách đọc bảng tuần hoàn.
  • Làm bài tập về bảng tuần hoàn với góc tiếp cận mới, bài tập có độ khó cao hơn lớp 8.

ÔN LẠI LÝ THUYẾT VỀ BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (hay còn gọi là bảng tuần hoàn) là bảng sắp xếp các nguyên tố hóa học theo những nguyên tắc nhất định dựa trên thuyết cấu tạo nguyên tử.

I – Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Dựa vào thuyết cấu tạo nguyên tử, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn như sau:

  • Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
  • Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
  • Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.

“Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa.”

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (SGK Hóa Học lớp 10, trang 37)

II – Cách đọc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.

Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: Nhôm (Al) chiếm ô thứ 13 trong bảng tuần hoàn. Tức là số hiệu nguyên tử của nhôm ZAl = 13

Những thông tin cơ bản của một ô nguyên tố (ô số 13, nguyên tố Al)

2. Chu kì

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.

  • Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7).
  • Các chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ.
  • Các chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn.

Ví dụ về bài tập tìm chu kì của một nguyên tố cơ bản:

Nguyên tử của nguyên tố A có Z =13. Vậy nguyên tố A thuộc chu kì mấy?

Z =13 = số electron. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố A là 1s22s22p63s23p1

Nhìn vào cấu hình electron ta thấy các electron của nguyên tử nguyên tố A phân bố trên 3 lớp (1, 2, 3)=> Nguyên tố A thuộc chu kì 3.

3. Nhóm nguyên tố

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau. Do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB).

Bảng tuần hoàn có 18 cột chia thành 8 nhóm A, 8 nhóm B. Nhóm A có 8 cột, nhóm B có 10 cột (do nhóm VIIIB có đến 3 cột).

4. Khối nguyên tố

  • Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm IA và IIA.
  • Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố thuộc nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He).

=> Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

  • Khối các nguyên tố d gồm các nguyên tố thuộc các nhóm B
  • Khối các nguyên tố f gồm các nguyên tố xếp ở hai hàng cuối bảng.

=> Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.

BÀI TẬP VỀ BẢNG TUẦN HOÀN

Bài 1. Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là

A. 3 B. 5 C. 6 D. 7

Chọn đáp án đúng.

Giải:

Số lớp electron là chu kì => chọn đán án C

Bài 2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là

A. 3 và 3 B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 3

Chọn đáp án đúng.

Giải:

Số chu kì nhỏ là 3 gồm chu kì 1, 2, 3

Số chu kì nhỏ là 4 gồm chu kì 4, 5, 6, 7

=> Chọn đáp án B

Bài 3. Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là

A. 8 và 18 B. 18 và 8 C. 8 và 8 D. 18 và 18

Chọn đáp án đúng.

Giải:

Bài 4. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C

Chọn đáp án đúng nhất.

Giải:

Câu hỏi này là lý thuyết về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. Các bạn cần phải thuộc lòng 3 ý quan trọng, đó là nội dung của đáp án A, B, và C. Do đó, đáp án đúng nhất là đáp án D

Bài 5. Tìm câu sai trong các câu sau đây:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Giải:

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử. Do đó câu C là câu sai.

=> Chọn đáp án C

Bài 6. Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Giải:

Dựa vào thuyết cấu tạo nguyên tử, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn như sau:

  • Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
  • Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
  • Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.

Bài 7.

a) Nhóm nguyên tố là gì?

b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?

c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?

d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?

e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?

Giải:

a) Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau. Do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có 18 cột

c) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A.

d) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B. Các nhóm B, mỗi nhóm có 1 cột, riêng nhóm VIII B có 3 cột.

e) Nhóm IA và IIA chứa các nguyên tố s. Từ nhóm IIIA đến VIIIA chứa các nguyên tố p. Nhóm B chứa các nguyên tố d

Bài 8. Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.

Giải:

Số thứ tự của nhóm A chính là số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

Bài 9. Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.

Giải:

Bạn cần xem bảng tuần hoàn để trả lời câu hỏi này.

  • Li thuộc nhóm IA, có 1 electron lớp ngoài cùng
  • Be thuộc nhóm IIA, có 2 electron lớp ngoài cùng
  • B thuộc nhóm IIIA, có 3 electron lớp ngoài cùng
  • C thuộc nhóm IVA, có 4 electron lớp ngoài cùng
  • N thuộc nhóm VA, có 5 electron lớp ngoài cùng
  • O thuộc nhóm VIA, có 6 electron lớp ngoài cùng
  • F thuộc nhóm VIIA, có 7 electron lớp ngoài cùng
  • Ne thuộc nhóm VIIIA, có 8 electron lớp ngoài cùng

Bài viết Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/bang-tuan-hoan-cac-nguyen-to-hoa-hoc-lop-10.html/feed 0
Cách viết cấu hình electron nguyên tử dự đoán loại nguyên tố https://tudienhoahoc.com/cach-viet-cau-hinh-electron-nguyen-tu.html https://tudienhoahoc.com/cach-viet-cau-hinh-electron-nguyen-tu.html#respond Sun, 06 Oct 2019 04:03:28 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=600 Cách viết cấu hình electron nguyên tử được xây dựng dựa trên lý thuyết và kết quả thực nghiệm về thứ tự các mức năng lượng của electron nguyên tử. Do đó, trước khi vào trực tiếp hướng dẫn viết cấu hình electron nguyên tử chúng ta hãy đến với lý thuyết về mức năng […]

Bài viết Cách viết cấu hình electron nguyên tử dự đoán loại nguyên tố đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Cách viết cấu hình electron nguyên tử được xây dựng dựa trên lý thuyết và kết quả thực nghiệm về thứ tự các mức năng lượng của electron nguyên tử. Do đó, trước khi vào trực tiếp hướng dẫn viết cấu hình electron nguyên tử chúng ta hãy đến với lý thuyết về mức năng lượng electron nguyên tử.

CÁCH VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Sự sắp xếp các electron trong vỏe nguyên tử các nguyên tố như thế nào?
  • Cấu hình electron nguyên tử là gì?
  • Cách viết cấu hình electron nguyên tử
  • Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng

I – Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử

Các electron trong các nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao.

Mức năng lượng ở các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7

Mức năng lượng ở các phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f

Như vậy thì electron sẽ được điền vào các lớp và phân lớp theo thứ tự: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s

II – Cấu hình electron nguyên tử

1. Cấu hình electron nguyên tử

Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử:

  • Số thứ tự các lớp được ghi bằng số 1, 2, 3, 4, …
  • Phân lớp được kí hiệu bởi các chữ cái s, p, d, f
  • Số electron trên một phân lớp được ghi bằng số ở phí trên bên phải kí hiệu phân lớp (s2, p6 , d10, …)

Cách viết cấu hình electron nguyên tử:

Bước 1: Xác định số electron nguyên tử

Bước 2: Điền số electron tối đa vào từng phân lớp theo thứ tự mức năng lượng tăng dần (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s…)

Bước 3: Viết cấu hình electron nguyên tử

Ví dụ: H là 1s1, Li là 1s22s1, Cl là 1s22s22p63s23p5

Cấu hình electron viết gọn: Cl là [Ne]3s23p5. Trong đó Ne là nguyên tử khí hiếm đứng trước Cl

=> Nguyên tử của nguyên tố có electron cuối cùng được điền vào các phân lớp s, p, d, f thì nguyên tố đó được gọi là nguyên tố s, p, d, f.

2. Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu

Dưới đây là bảng cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn

3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng

Dựa vào số electron của lớp ngoài cùng chúng ta có thể biết được loại nguyên tố. Do đó, có thể nói khi biết cấu hình electron của nguyên tử có thể dự đoán được loại nguyên tố. Chúng ta hãy xem lý giải về việc này ngay dưới đây.

Tất cả các nguyên tử của các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có tối đa 8 electron

Các nguyên tử của nguyên tố có 8 electron ngoài cùng là nguyên tố khí hiếm. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm rất bền, trơ về mặt hóa học (không tham gia vào các phản ứng hóa học ở điều kiện thường).

– Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron, đây là các nguyên tử của nguyên tố kim loại.

– Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron, đây là các nguyên tử của nguyên tố phi kim.

– Các nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố phi kim hoặc kim loại. Những nguyên tử này thường có tính chất lưỡng tính (có cả tính chất của phi kim và kim loại).

BÀI TẬP CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Bài 1. Nguyên tố có Z =11 thuộc loại nguyên tố

A. s B. p C. d D. f

Chọn đáp án đúng.

Giải:

Z = 11, suy ra nguyên tử của nguyên tố này có 11 electron. Ta viết cấu hình electron của nguyên tố này để tìm electron cuối nằm trên phân lớp nào.

Cấu hình nguyên tố (Z = 11): 1s22s22p63s1

=> electron cuối cùng nằm trên phân lớp s nên ta chọn đáp án A

Bài 2. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16) là

A. 1s22s22p63s23p5

B. 1s22s22p63s23p6

C. 1s22s22p63s23p4

D. 1s22s22p63s23p3

Chọn đáp án đúng.

Giải:

Đề bài cho chúng ta biết Z = 16, đó cũng là số electron của nguyên tử lưu huỳnh. Ta chỉ cần kiểm tra tổng số electron trong đáp án và cách điền số electron vào phân lớp có theo quy tắc năng lượng tăng dần hay không.

Trong số 4 đáp án trên chỉ có đáp án C là có đúng 11 electron, nên ta chọn đáp án C không cần quan tâm đến cách xếp electron có đúng quy tắt hay không.

Bài 3. Cấu hình electron của nguyên tử nhôm (Z =13) là 1s22s22p63s23p1

Vậy:

A. Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron

B. Lớp thứ hai (lớp L) có 8 electron

C. Lớp thứ ba (lớp M) có 3 electron

D. Lớp ngoài cùng có 1 electron

Tìm câu sai.

Giải:

Lớp thứ ba có 2 phân lớp 3s và 3p. Tổng số electron của 2 phân lớp này là 3 electron

=> Chọn đán án D

Bài 4. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.

a) Xác định nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

(Cho biết: Các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì 1 ≤ (N/Z) ≤ 1,5)

Giải:

Theo đề bài ta có: N + P + e = 13 => N + 2Z = 13 (vì Z = P = e) => N = 13 -2Z

Kết hợp với điều kiện 1 ≤ (N/Z) ≤ 1,5 <=> Z ≤ N ≤ 1.5 Z

Thay N = 13 -2Z vào Z ≤ N ≤ 1.5 Z và rút gọn hệ bất đẳng thức này ta được: 3.714 ≤ Z ≤ 4.333

Như vậy thì Z = 4

a) Nguyên tử khối A = Z + N = 4 + (13 – 2×4) = 9

b) Số electron của nguyên tử bằng với số hiệu hạt nhân nguyên tử. Do đó, tổng số electron bằng 4.

Cấu hình electron nguyên tử này là: 1s22s2

Bài 5. Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt bằng 3, 6, 9, 18?

Giải:

  • Cấu hình electron nguyên tử có tổng electron bằng 3: 1s22s1

=> Có 1 electron lớp ngoài cùng

  • Cấu hình electron nguyên tử có tổng electron bằng 6: 1s22s22p2

=> Có 4 electron lớp ngoài cùng

  • Cấu hình electron nguyên tử có tổng electron bằng 9: 1s22s22p5

=> Có 7 electron lớp ngoài cùng

  • Cấu hình electron nguyên tử có tổng electron bằng 18: 1s22s22p63s23p6

=> Có 8 electron lớp ngoài cùng

Bài 6. Viết cấu hình electron nguyên tử của các cặp nguyên tố mà hạt nhân nguyên tử có số proton là:

a) 1, 3

b) 8, 16

c) 7, 9

Những nguyên tố nào là kim loại? Là phi kim? Vì sao?

Giải:

a)

P = 1, 1s1 có 1 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tố kim loại;

P =3, 1s22s1  có 1 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tố kim loại;

b)

P = 8, 1s22s22p4 có một 6 lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim;

P =16, 1s22s22p63s23p4 có 6 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim;

c)

P = 7, 1s22s22p3 có 5 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim;

P =9, 1s22s22p5 có 7 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim;

Bài viết Cách viết cấu hình electron nguyên tử dự đoán loại nguyên tố đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/cach-viet-cau-hinh-electron-nguyen-tu.html/feed 0
Lý thuyết và bài tập Cấu tạo vỏ nguyên tử – Lớp và phân lớp Electron https://tudienhoahoc.com/cau-tao-vo-nguyen-tu-lop-va-phan-lop-electron.html https://tudienhoahoc.com/cau-tao-vo-nguyen-tu-lop-va-phan-lop-electron.html#respond Sun, 06 Oct 2019 03:56:58 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=596 Cấu tạo vỏ nguyên tử là gì và ra sao? Trong nguyên tử, electron chuyển động như thế nào? Thế nào là lớp, phân lớp electron? Mỗi lớp, phân lớp có tối đa bao nhiêu electron? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây. LÝ THUYẾT […]

Bài viết Lý thuyết và bài tập Cấu tạo vỏ nguyên tử – Lớp và phân lớp Electron đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Cấu tạo vỏ nguyên tử là gì và ra sao? Trong nguyên tử, electron chuyển động như thế nào? Thế nào là lớp, phân lớp electron? Mỗi lớp, phân lớp có tối đa bao nhiêu electron? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

LÝ THUYẾT CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ

I – Cấu tạo vỏ nguyên tử là gì?

Cấu tạo vỏ nguyên bao gồm các electron chuyển động rất nhanh (tốc độ hàng nghìn km/s) trong khu vực quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định.

Số electron ở vỏ nguyên tử của một nguyên tố đúng bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử và cũng bằng số hiệu nguyên tử (Z). Ví dụ như:

  • Vỏ nguyên tử Hiđro (Z=1) có 1 electron
  • Vỏ nguyên tử Oxi (Z=8) có 8 electron
  • Vỏ nguyên tử Cacbon (Z=6) có 6 electron

Tuy rằng quỹ đạo của electron không xác định, nhưng các nghiên cứu cho thấy electron phân bố những quy luật nhất định. Vậy các electron phân bố như thế nào? Mời các bạn đọc tiếp phần II và III.

II – Lớp và phân lớp clectron

1. Lớp electron

Các electron nguyên tử được xếp thành từng lớp theo quy tắc:

  • Electron có mức năng lượng từ thấp đến cao sẽ được xếp ở những lớp từ gần đến xa hạt nhân nguyên tử
  • Những electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp trên cùng một lớp

Các lớp electron được đánh số thứ tự và gọi tên theo chữ cái như sau:

Lớp thứ n 1 2 3 4
Tên lớp K L M N

2. Phân lớp electron

Mỗi lớp electron được chia thành các phân lớp. Hay nói cách khác là có nhiều phân lớp trong một lớp electron.

  • Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
  • Các phân lớp được ký hiệu bằng các chữ cái thường là s, p, d, f.

Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của nó.

  • Lớp thứ nhất có một phân lớp, đó là phân lớp 1s
  • Lớp thứ hai có hai phân lớp, đó là các phân lớp 2s và sp
  • Lớp thứ ba có ba phân lớp, đó là các phân lớp 3s, 3p và 3d
  • Lớp thứ tư có bốn phân lớp, đó là các phân lớp 4s, 4p, 4d và 4f

Các electron ở phân lớp s được gọi là các electron s, ở phân lớp p được gọi là các electron p.

III – Số electron tối đa trong một lớp và một phân lớp

Số electron tối đa trong một phân lớp như sau:

  • Phân lớp s chứa tối đa 2 electron
  • Phân lớp p chứa tối đa 6 electron
  • Phân lớp d chứa tối đa 10 electron
  • Phân lớp f chứa tối đa 14 electron

Phân lớp electron đã chứa đủ số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hòa.

Số electron tối đa trong một lớp được suy ra từ giả thuyết trên:

  • Lớp thứ nhất (lớp K, n=1) có 1 phân lớp 1s, chứa tối đa 2 electron
  • Lớp thứ hai (lớp L, n=2) có 2 phân lớp 2s và 2p nên chứa tối đa 8 electron
  • Lớp thứ ba (lớp M, n=3) có 3 phân lớp 3s, 3p và 3d nên chứa tối đa 18 electron
  • Lớp thứ tư (lớp N, n=4) có 4 phân lớp 4s, 4p, 4d và 4f nên chứa tối đa 32 electron

Do đó: Số electron tối đa của lớp thứ n là 2n2

Lớp electron đã chứa đầy electron thì được gọi là lớp electron bão hòa.

Lớp electron Số electron tối đa của lớp Phân bố electron trên các phân lớp
Lớp K (n=1) 2 1s2
Lớp L (n=2) 8 2s22p6
Lớp M (n=3) 18 3s23p63d10
Lớp N (n=4) 32 4s24p64d104f14

Sơ đồ cấu tạo vỏ nguyên tử:

Sơ đồ phân bố electron trên các lớp của nguyên tử Nitơ và Magie

  • Cấu hình electron của Nitơ: 1s22s22p5
  • Cấu hình electron của Magie: 1s22s22p63s2

BÀI TẬP CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ

Bài 1. Một nguyên tử M có 75 electron và 110 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử M là

A. 18575M B. 75185M C. 11075M D. 75110M

Chọn đáp án đúng.

Giải: Kí hiệu của nguyên tử M bao gồm số khối (A) nằm ở trên và số hiệu nguyên tử (Z) nằm ở dưới.

A = số proton + số nơtron = số electron + số nơtron = 75 + 110 = 185

Z = số proton = số electron = 75

=> Chọn đáp án A

Bài 2. Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron?

A. 3717Cl B. 3919K C. 4018M D. 4019M

Chọn đáp án đúng.

Giải: cũng bằng cách lập luận như bài 1, ta có thể tìm ra đáp án.

  • Số khối A = số nơtron + số proton = 39 (kí hiệu ở trên nguyên tử)
  • Số hiệu hạt nhân Z = số proton = 19 (kí hiệu ở dưới)

=> Chọn đáp án B

Bài 3. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử flo là 9. Trong nguyên tử flo, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là

A. 2 B. 5 C. 9 D. 11

Chọn đáp số đúng.

Giải: Đầu tiên chúng ta hãy điền đầy các electron từ lớp thứ nhất (lớp K) đến lớp thứ n, cho đến khi hết 9 electron của nguyên tử flo.

Sau khi điền xong ta có kết quả cấu hình electron của flo là 1s22s22p5. Do đó, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất nằm ở phân lớp p của lớp thứ hai.

=> Chọn đáp án B

Bài 4. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là

A. 6 B. 8 C. 14 D. 16

Chọn đáp án đúng.

Giải: Nguyên tố X có số electron phân bố trên 3 lớp, vậy thì lớp thứ nhất và lớp thứ hai sẽ bão hòa.

  • Tổng số electron ở hai lớp electron bão hòa (lớp K và lớp L) = 2 + 8 = 10 electron
  • Theo đề bài số electron ở lớp thứ 3 là 6 electron

Vậy tổng số electron ở 3 lớp là 16 electron.

=> Chọn đáp án D

Bài 5. a) Thế nào là lớp và phân lớp electron? Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron?

b) Tại sao lớp N chứa tối đa 32 electron?

Giải:

a) Lớp electron chứa các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.

Phân lớp electron chứa các electron có mức năng lượng bằng nhau.

Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron:

  • Lớp electron chứa các phân lớp electron. Lớp electron là tập cha, còn phân lớp electron là tập con (theo ý nghĩa toán học).
  • Nằng lượng của electron trên cùng phân lớp thì bằng nhau, nhưng trên cùng 1 lớp thì có thể bằng nhau hoặc gần bằng nhau.

b) Lớp N chứa tối đa 32 electron là vì:

Cách thứ nhất:

Lớp N là lớp thứ n=4. Do đó, lớp này có chứa 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d, 4f. Mỗi phân lớp chứa số lượng electron tối đa như sau:

  • Phân lớp 4s: 2 electron
  • Phân lớp 4p: 6 electron
  • Phân lớp 4d: 10 electron
  • Phân lớp 4f: 14 electron

Cộng tất cả số electron trên ta có tất cả 32 electron.

Cách thứ hai:

Từ công thức tính số electron tối đa trên lớp thứ n (trang 21, trong SGK Hóa Học 10): 2n2

Lớp N (n=4) có 2×42 = 32 electron

Bài 6. Nguyên tử agon có kí hiệu là 4018Ar.

a) Hãy xác định số proton, số nơtron và số electron của nguyên tử.

b) Hãy xác định sự phân bố electron trên các lớp electron.

Giải:

a) Số proton của nguyên tử 4018Ar: 18

Số nơtron của nguyên tử 4018Ar: 22

Số electron của nguyên tử 4018Ar: 18

b) Sự phân bố electron trên các lớp hay còn gọi là cấu hình electron nguyên tử 4018Ar: 1s22s22p63s23p6

Cung cấp thêm thông tin: sự phân bố electron của 4018Ar cho thấy tất cả 3 lớp electron đều bão hòa. Đây là cấu hình chung cho khí hiếm (khí hiếm tương đối trơ về mặt hóa học).

Bài viết Lý thuyết và bài tập Cấu tạo vỏ nguyên tử – Lớp và phân lớp Electron đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/cau-tao-vo-nguyen-tu-lop-va-phan-lop-electron.html/feed 0
Hạt Nhân Nguyên Tử – Nguyên Tố Hóa Học – Đồng Vị – Nguyên Tử Khối https://tudienhoahoc.com/hat-nhan-nguyen-tu-nguyen-to-hoa-hoc-dong-vi-nguyen-tu-khoi.html https://tudienhoahoc.com/hat-nhan-nguyen-tu-nguyen-to-hoa-hoc-dong-vi-nguyen-tu-khoi.html#respond Tue, 01 Oct 2019 10:50:25 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=251 Chúng ta đã biết về thành phần cấu tạo nguyên tử cũng như kích thước và khối lượng của nó. Nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương. Sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton, số electron như thế nào? Số khối của hạt nhân nguyên tử được […]

Bài viết Hạt Nhân Nguyên Tử – Nguyên Tố Hóa Học – Đồng Vị – Nguyên Tử Khối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Chúng ta đã biết về thành phần cấu tạo nguyên tử cũng như kích thước và khối lượng của nó. Nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương. Sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton, số electron như thế nào? Số khối của hạt nhân nguyên tử được tính ra sao? Thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình? Trong bài viết này, chúng ta sẽ lần lượt trả lời các thắc mắc này nhé!

Hạt Nhân Nguyên Tử – Nguyên Tố Hóa Học – Đồng Vị – Nguyên Tử Khối

I . Hạt nhân nguyên tử

1. Điện tích hạt nhân

– Hạt nhân nguyên tử gồm proton và nơtron.

Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

cau-tao-hat-nhan-nguyen-tu

– Nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

– Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e.

Ví dụ: Oxi có 8p và 8e ⇒ Z (O) = 8.

2. Số khối

– Số khối (A) của hạt nhân là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N) của hạt nhân đó.

A = Z + N

– Khi biết Z, A của một nguyên tố sẽ biết được số proton, electron, nơtron của nguyên tử.

Ví dụ: Nguyên tử Na, có:

  • A = 23
  • Z = 11
  • ⇒ Số p = số e = Z = 11
  • ⇒ N = A – Z = 12

II. Nguyên tố hóa học

1. Định nghĩa về nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

– Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.

nguyen-to-hoa-hoc

2. Số hiệu nguyên tử

– Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.

– Số hiệu nguyên tử (Z) cho biết:

  • Số p trong hạt nhân nguyên tử
  • Số e trong nguyên tử

3. Kí hiệu nguyên tử

– Số khối (A) và số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) được coi là đặc trưng cơ bản của nguyên tử.

– Kí hiệu nguyên tử được biểu thị bằng cách ghi các chỉ số đặc trưng bên trái kí hiệu nguyên tố X với A ở phía trên và Z ở phía dưới.

III. Đồng vị

– Các đồng vị của một nguyên tố hóa học (NTHH) là những nguyên tử có cùng số proton (p) nhưng khác nhau về số nơtron (n), do đó khác nhau về số khối A.

– Các đồng vị được xếp vào cùng ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

3 đồng vị của hidro

dong-vi-cua-hidro

1. Nguyên tử khối

– Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.

– mnguyên tử = me + mp + mn. Do me rất bé ⇒ mnguyên tử = mp + mn

– Nguyên tử khối coi như bằng số khối.

Ví dụ: Nguyên tử Natri có Z = 11 & N = 12. Vậy nguyên tử khối của Na bằng 23.

2. Nguyên tử khối trung bình

– Nguyên tử khối trung bình (Ā) của các đồng vị là nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học có nhiều đồng vị.

– Công thức tính nguyên tử khối trung bình (Ā):

Ā = (aX + bY)/100

Trong đó:

  • X, Y là nguyên tử khối của đồng vị X, Y
  • a, b là % số nguyên tử của đồng vị X, Y

GIẢI BÀI TẬP

Câu 1. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng:

A. số khối

B.  số nơtron

C.  số proton

D.  số nơtron và số proton

Đáp án đúng: C

Câu 2. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học (NTHH) vì nó cho biết:

A. số khối A

B. số hiệu nguyên tử Z

C. nguyên tử khối của nguyên tử

D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z

Đáp án đúng: D

Câu 3. Nguyên tố C có hai đồng vị: [latex] {}_{\rm{6}}^{{\rm{12}}}{\rm{C}} [/latex] chiếm 98,89% và \[latex] {}_{\rm{6}}^{{\rm{13}}}{\rm{C}} [/latex] chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của C là:

A. 12,500

B. 12,011

C. 12,022

D. 12,055

Đáp án đúng: B

Ta có: Ā(C) = (12 x 98,89 + 13 x 1,11)/100 = 12,011

Câu 4. Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử sau:[latex] {}_{\rm{3}}^{{\rm{7}}}{\rm{Li}} [/latex], [latex] {}_{\rm{9}}^{{\rm{19}}}{\rm{F}} [/latex], [latex] {}_{\rm{12}}^{{\rm{24}}}{\rm{Mg}} [/latex], [latex] {}_{\rm{20}}^{{\rm{40}}}{\rm{Ca}} [/latex].

Bài làm:

a) Li ⇒ Z = p = e = 3 ⇒ N = A – Z = 4

b) F ⇒ Z = p = e = 9 ⇒ N = A – Z = 10

c) Mg ⇒ Z = p = e = 12 ⇒ N = A – Z = 12

d) Ca ⇒ Z = p = e = 20 ⇒ N = A – Z = 20

Câu 5. Đồng có hai đồng vị bền là [latex] {}_{\rm{29}}^{{\rm{65}}}{\rm{Cu}} [/latex] và [latex] {}_{29}^{63}{\rm{Cu}} [/latex]. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần % của mỗi đồng vị.

Giải:

Gọi a là thành phần % của đồng vị 65Cu. Ta có :

 (65 x a)/100 + [63 x (100 – a)]/100 = 63,54

⇔ 2a = 54

⇔ a = 27

Vậy thành phần % của 65Cu và 63Cu lần lượt là 27% và 73%.

Câu 6. Hiđro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 2H trong 1ml nước (cho rằng trong nước chỉ có đồng vị 2H và 1H)? Cho khối lượng riêng của nước là 1 g/ml.

Giải:

Gọi a là số % đồng vị 2H, ta có:

(2 x a)/100 + [1 x (100 – a)]/100 = 1,008

⇔ a = 0,8

⇒ % của đồng vị 2H là 0,8%.

Ta có:

mH2O = D x V = 1 x 1 = 1 gam

MH2O = 2 x 1,008 + 16 = 18,016 u

⇒ Khối lượng mol của nước là 18,016 g/mol

– Số mol của 1 gam nước là: 1/18,016 = 0,0555 mol

– Số nguyên tử H có trong 1ml H2O:

2 x 0,0555  x 6,022.1023 = 6,68442.1022 nguyên tử

⇒ Số nguyên tử 2H chiếm: 6,68442.1022 x 0,8 / 100 = 5,35.1020

Câu 7. Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 0,204% 18O. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử 17O.

Bài làm:

Giả sử ta có 100 000 nguyên tử O, ta sẽ có số nguyên tử của mỗi đồng vị là:

99,757% 16O ⇒ 99757 nguyên tử 16O

0,039% 17O ⇒ 39 nguyên tử 17O

0,204% 18O ⇒ 204 nguyên tử 18O

Khi 17O có 1 nguyên tử:

⇒ Số nguyên tử 16O: 99757/39 ≈ 2558 nguyên tử

⇒ Số nguyên tử 18O: 204/39 ≈ 5 nguyên tử

Câu 8. Agon tách ra từ không khí là hỗn hợp của 3 đồng vị: 99,6% 40Ar; 0,063% 38Ar; 0,337% 36Ar. Tính thể tích của 10 g Ar ở đktc.

Bài làm:

Khối lượng của Ar là:

22,4 lít Ar ở đktc có khối lượng 39,985 g

⇒Thể tích của 10 g khí Ar ở đktc là: VAr = (22,4 x 10) / 39,985 = 5.602 lít

Bài viết Hạt Nhân Nguyên Tử – Nguyên Tố Hóa Học – Đồng Vị – Nguyên Tử Khối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/hat-nhan-nguyen-tu-nguyen-to-hoa-hoc-dong-vi-nguyen-tu-khoi.html/feed 0
Thành phần cấu tạo nguyên tử – Kích thước và khối lượng nguyên tử https://tudienhoahoc.com/thanh-phan-cau-tao-nguyen-tu-kich-thuoc-va-khoi-luong-nguyen-tu.html https://tudienhoahoc.com/thanh-phan-cau-tao-nguyen-tu-kich-thuoc-va-khoi-luong-nguyen-tu.html#respond Tue, 01 Oct 2019 07:38:56 +0000 http://tudienhoahoc.com/?p=210 Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Nguyên tử có kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo thành nguyên tử là bao nhiêu? Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần cấu tạo nguyên tử cũng như kích thước và khối lượng của nó các bạn […]

Bài viết Thành phần cấu tạo nguyên tử – Kích thước và khối lượng nguyên tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Nguyên tử có kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo thành nguyên tử là bao nhiêu? Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần cấu tạo nguyên tử cũng như kích thước và khối lượng của nó các bạn nhé!

I. Thành phần cấu tạo nguyên tử

Từ những kết quả thực nghiệm, người ta chứng minh được xác định thành phần nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron.

1. Lớp vỏ electron

Lớp vỏ electron gồm các hạt electron mang điện tích âm (-) chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân. Electron kí hiệu là e.

  • Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg
  • Điện tích: qe = -1,602.10-19 C (culông)
  • Điện tích của electron được kí hiệu là – eo và quy ước bằng 1-.

2. Hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton mang điện tích dương (+) và notron không mang điện. Hạt proton kí hiệu là p, hạt notron kí hiệu là n.

  • Khối lượng proton: mp = 1,6726.10-27 (kg)
  • Điện tích của proton: qp = + 1,602.10-19 C (culông)
  • Khối lượng notron: mn = 1,6748.10-27 (kg)
  • Điện tích của notron: qn = 0

Như vậy, thành phần cấu tạo nguyên tử gồm:

– Hạt nhân nguyên tử nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt proton và notron.

– Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

Thành phần cấu tạo nguyên tử

thanh-phan-cau-tao-nguyen-tu-kich-thuot-va-khoi-luong-nguyen-tu

II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử

1. Kích thước nguyên tử

  • Kích thước của nguyên tử: mỗi nguyên tử có kích thước khoảng 10-10 m = 0,1 nm. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử H có bán kính r = 0,053 nm.
  • Đường kính của hạt nhân nguyên tử khoảng 10-5 nm.
  • Đường kính của e lectron và proton khoảng 10-8 nm.

2. Khối lượng nguyên tử

– Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, phân tử hay các hạt e, p, n, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u. u còn được gọi là đvC.

– 1u = 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị Cacbon 12. Nguyên tử này có khối lượng là 19,9265.10-27 kg.

1u = 19,9265.10-27/12 ≈ 1,6605.10-27 kg

Ví dụ:

  • Khối lượng của 1 nguyên tử H là 1,6738.10-27 ≈ 1u.
  • Khối lượng của 1 nguyên tử C là 9,9265.10-27 = 12 u.

Bài tập về nguyên tử

Bài 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:

A. Electron và proton

B. Proton và nơtron

C. Nơtron và electron

D. Electron, proton và nơtron

Chọn đáp án đúng.

Giải: chọn đáp án B

Cấu tạo của hầu hết các hạt nhân nguyên tử là proton và nơtron, trừ hạt nhân nguyên tử của hiđro chỉ có proton.

Bài 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

A. Proton và electron

B. Nơtron và electron

C. Nơtron và proton

D. Nơtron, proton và electron

Giải: chọn đáp án D

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là nơtron, proton và electron, trừ nguyên tử của hiđro chỉ có proton và electron.

Bài 3. Nguyên tử có đướng kính lớn gấp khoảng 10 000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm thì đường kính của nguyên tử sẽ là:

A. 200 m

B. 300 m

C. 600 m

D. 1200 m

Giải: chọn đáp án C

Đường kính nguyên tử sẽ là 6 x 10 000 = 60 000 cm = 600 m.

Bài 4. Tìm tỉ số về khối lượng của electron sơ với proton và nơtron.

Giải:

Tỉ số về khối lượng của electron sơ với proton:

(9,1095.10-31)/(1,6726.10-27) = 1/1836

Tỉ số về khối lượng của electron sơ với nơtron:

(9,1095.10-31)/(1,6748.10-27) = 1/1839

Bài 5. Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm và có khối lượng nguyên tử là 65 u.

a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.

b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử kẽm tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-6 nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.

Cho biết V hình cầu = 4/3.π.r3

Giải:

a) Ta có: rZn = 1,35.10-1 nm = 0,135.10-7 cm

1 u = 1,6605.10-27 kg = 1,6605.10-24 g

=> mZn = 65 x 1,6605.10-24 g = 107,9.10-24 g

=> V nguyên tử Zn = 4/3.π.r3 = 4/3.π. (0,135.10-7)3 = 10,3.10-24 cm

=> D nguyên tử Zn = m/V = 107,9.10-24/107,9.10-24 = 10,48 g/cm3

b) Ta có r hạt nhân Zn= 2.10-6 nm = 2.10-13 cm

m hạt nhân Zn = 107,9.10-24 g

=> V hạt nhân Zn = 4/3.π.(2.10-13)3 = 33,49.10-39 cm3

=> D hạt nhân nguyên tử Zn = m/V = 107,9.10-24/33,49.10-39 = 3,22.1015 g/cm3

Lời Kết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được về cấu tạo nguyên tử cũng như kích thước, khối lượng của nó. Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn. Hãy chia sẻ đến những người bạn của bạn nhé! Chúc các bạn học tốt!

Bài viết Thành phần cấu tạo nguyên tử – Kích thước và khối lượng nguyên tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Từ Điển Hóa Học.

]]>
https://tudienhoahoc.com/thanh-phan-cau-tao-nguyen-tu-kich-thuoc-va-khoi-luong-nguyen-tu.html/feed 0