Rắm hay còn gọi là xì hơi. Đã bao giờ bạn tò mò tự hỏi rắm được làm từ gì mà tại sao chúng lại có mùi khó chịu đến vậy? và liệu rắm của tất cả mọi người có giống nhau hay không? Dưới đây là giải mã toàn bộ thành phần hóa học của rắm!

Thành phần hóa học chính xác của rắm ở mỗi người lại khác nhau tùy thuộc vào sinh hóa của từng người

Thành phần hóa học của rắm

Thành phần hóa học chính xác của rắm ở mỗi người lại khác nhau tùy thuộc vào sinh hóa của từng người, cụ thể là tùy thuộc vào các loại vi khuẩn cư trú trong ruột già của người đó và thực phẩm mà họ đã ăn. Nếu rắm là kết quả của việc ăn không khí, thành phần hóa học của nó sẽ gần giống với không khí.

Nếu rắm phát sinh từ quá trình tiêu hóa hoặc sản xuất vi khuẩn, thành phần hóa học của nó có thể phức tạp hơn. Trong rắm bao gồm chủ yếu là nitơ, các khí chính trong không khí, cùng với một lượng khá lớn carbon dioxide. Một số thành phần hóa học điển hình của rắm bao gồm:

  • Nitơ: 20-90%
  • Hydrogen: 0-50% (dễ cháy)
  • Carbon dioxide: 10-30%
  • Oxy: 0-10%
  • Metan: 0-10% (dễ cháy)

Màu sắc của rắm trên lửa: ngọn lửa màu xanh

Rắm của con người có thể chứa khí hydro và (hoặc) metan, là các loại khí rất dễ cháy. Nếu rắm có đủ lượng khí này, bạn có thể châm lửa đốt rắm. Tuy nhiên, không phải tất cả các rắm đều dễ cháy. Mặc dù rắm được biết đến là có thể tạo ra ngọn lửa màu xanh, nhưng thực tế chỉ có khoảng một nửa số người có loại vi khuẩn cần thiết để tạo ra khí mê-tan trong đường ruột của họ.

Nếu rắm của bạn không chứa khí metan, bạn vẫn có thể đốt cháy nó nhưng ngọn lửa sẽ có màu vàng hoặc có thể là màu cam chứ không phải màu xanh.

Mùi của rắm

Rắm thường có mùi rất thối! dưới đây là một số hóa chất góp phần tạo nên mùi của rắm:

  • Skatole (sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa thịt)
  • Indole (sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa thịt)
  • Methanethiol (một hợp chất lưu huỳnh)
  • Dimethyl sulfide (một hợp chất lưu huỳnh)
  • Hydrogen sulfide (mùi trứng thối, dễ cháy)
  • Amin dễ bay hơi
  • Axit béo chuỗi ngắn
  • Phân (nếu có trong trực tràng)
  • Vi khuẩn

Thành phần hóa học của rắm mỗi người là khác nhau nên mùi của rắm mỗi người cũng khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống của họ. Vì vậy nên đương nhiên là rắm của người ăn chay có mùi khác với mùi của một người ăn thịt.

Một số người có mùi rắm thối hơn nhiều so với những người khác. Lý do là bởi trong rắm của họ có chứa nhiều các hợp chất lưu huỳnh hơn dễ bay hơi hơn so với đa phần mọi người – đa phần mọi người rắm chỉ chứa nitơ, hydro và carbon dioxide.

Nếu mục bạn muốn rắm của mình trở nên thối hơn bình thường, hãy ăn những thực phẩm có chứa hợp chất lưu huỳnh, chẳng hạn như bắp cải và trứng. Nếu bạn ăn các loại thực phẩm có thể tăng sản xuất khí, lượng rắm bạn thải ra cũng nhiều hơn. Những thực phẩm này bao gồm đậu, đồ uống có ga và phô mai.

Các nhà khoa học nghiên cứu về rắm

Trên thực tế vẫn có các nhà khoa học và bác sĩ y khoa chuyên nghiên cứu về rắm và các dạng khí đường ruột khác. Khoa học gọi là trung tiện và những người nghiên cứu về nó được gọi là nhà trung tiện học.

Có phải đàn ông xì hơi nhiều hơn phụ nữ?

Nhiều người cho rằng phụ nữ thì đánh rắm ít hơn đàn ông nhưng sự thật là phụ nữ và đàn ông đều sản xuất lượng rắm nhiều như nhau. Trung bình mỗi người sản xuất khoảng nửa lít rắm mỗi ngày.

Tiếng của rắm

Khí được sản xuất và giải phóng qua trực tràng được gọi là khí rắm. Theo định nghĩa y học, khí rắm là toàn bộ lượng khí được nuốt và được tạo ra trong dạ dày và ruột. Khi khí rắm thoát ra ngoài qua hậu môn, nó có thể phát ra tiếng hoặc không.

Nếu khi thoát ra ngoài, khí rắm có thể làm rung động cơ thắt hậu môn và đôi khi là mông thì nó sẽ tạo ra âm thanh đặc trưng, chính là tiếng của rắm mà ta thường nghe. Ngược lại, nếu khí không làm rung động cơ thắt hậu môn hoặc mông thì rắm sẽ không phát ra tiếng và thường được gọi là xì hơi.