Việc pha loãng rượu bằng nước lọc có sao không? Cách pha loãng rượu bằng nước lọc để giảm nồng độ rượu. Công thức pha rượu để những người mới bắt đầu nghề nấu rượu dễ dàng pha loãng rượu một cách chính xác nhất. Các bạn học sinh cũng có thể làm bài tập dạng pha loãng một dung dịch bất kỳ qua bài viết dưới đây.
1. Rượu là gì?
Rượu là một thức uống đã có từ rất lâu trong dân gian. Hầu như tất cả các nơi trên thế giới đều sử dụng rượu trong các buổi tiệc. Trong rượu chứa phần lớn hợp chất có tên là ancol etylic (alcohol). Công thức hóa học của chất này C2H5OH.
Rượu được sử dụng nhiều vì nó là chất kích thích, làm cho người ta say sưa, lân lân. Có người buồn cũng uống rượu, vui cũng uống rượu, đám tiệc cũng sử dụng đến rượu. Uống rượu cũng là một cách để giao tiếp hoặc bàn bạc nhiều vấn đến khó nói theo cách thông thường.
2. Độ rượu là gì?
Độ rượu là một từ chỉ nồng độ phần trăm rượu nguyên chất trong dung dịch. Ví dụ, ta có 10 lít rượu 40 độ thì có 4 lít rượu nguyên chất (100% C2H5OH) và 6 lít nước trong đó. Độ rượu chính là nồng độ phần trăm dung dịch.
Cần nói sơ qua về phương pháp chưng cất lấy rượu.
Thông thường khi chưng cất ở giai đoạn đầu, người ta sẽ thu về rượu có hàm lượng rất cao. Đây được gọi là rượu gốc.
Ở giai đoạn thứ tiếp theo, người ta sẽ thu về rượu có hàm lượng thấp. Đây được gọi là rượu ngọn.
Tùy theo cách chưng cất rượu của mỗi gia đình mà lượng rượu gốc và rượu ngọn được lấy theo tiêu chuẩn riêng. Lúc trước, gia đình chúng tôi nấu rượu cho 1 lần chưng cất cần tốn 12 kg gạo. Thu về được 6 lít rượu gốc 65 độ (65% C2H5OH) và 10 lít rượu ngọn 25 độ (25% C2H5OH).
Chúng tôi nghĩ rằng nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao lại phải chưng cất rượu qua 2 giai đoạn nhưng cuối cùng lại pha chung với nhau. Chả phải nên để chung 16 lít rượu ngay từ đầu sẽ khỏe hơn sau. Câu trả lời là nếu rượu có nồng độ càng thấp thì bảo quản sẽ không tốt, rượu dễ bị chua do vi bị lên men lactic. Do đó, nếu rượu bán ra chậm, thì rượu gốc vẫn dùng tốt, còn rượu ngọn có thể đổ đi nếu bị chua.
Còn 1 điều cần phải chú ý nữa đó là, mỗi loại rượu sẽ có một nồng độ thích hợp để uống ngon hơn. Do đó, mỗi gia đình có một tiêu chuẩn về nồng độ rượu cuối cùng khi bán cho người uống. Thông thường, rượu trắng được nấu từ gạo có thể uống ngon ở nồng độ 30 – 35 độ. Một số rượu đặc sản có thể sẽ có nồng độ cao hơn. Ví dụ như rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh) có 49 độ, rượu đế Gò Đen có 39 hoặc 49 độ.
3. Cách pha loãng nồng độ rượu với nước lọc
Công thức tính nồng độ phần trăm dung dịch áp dụng vào để tính nồng độ rượu thì hơi phức tạp đối với những người không chuyên hóa, toán. Do đó, chúng tôi sẽ đưa ra 2 cách tính để giúp các bạn pha rượu với nồng độ cực kỳ chính xác.
Cách pha loãng rượu theo kinh nghiệm dân gian:
Sau khi pha chung 2 loại này ta sẽ thu về 16 lít rượu với nồng độ được tính như sau:
(6 lít)*65 + (10 lít)*25 = (16 lít)*(độ rượu sau khi pha)
=> Độ rượu sau khi pha = [(6 lít)*65 + (10 lít)*25]/16 = 40
Vậy độ rượu sau khi pha xong sẽ là 40 độ hay 40% C2H5OH.
Để pha chế 16 lít rượu 40 độ như trên xuống thấp còn 32 độ để bán thì chúng ta vẫn dùng công thức theo dạng tam suất trên.
(16 lít)*40 = (n lít)*32, với n là lượng rượu thu được (n > 16 lít)
n = (16 lít)*40/32 = 20 lít.
Vậy ta chỉ cần cho thêm từ từ 4 lít nước vào 16 lít rượu 40 độ, sẽ thu được 20 lít rượu 32 độ.
Cách pha loãng rượu theo công thức nồng độ phần trăm (C%):
Độ rượu (C%) = 100%*mrượu nguyên chất / (mlượng rượu đem pha + mnước thêm vào)
Trong đó, có thể thay đại lượng khối lượng (m) thành đại lượng thể tích (V) lít.
Chúng ta thử lấy ví dụ như trên để so sánh. Hãy tính lượng nước cần thêm vào 16 lít rượu 40 độ để có loại rượu 32 độ. Ta cần tìm lượng rượu nguyên chất từ 16 lít rượu 40 độ theo tam suất:
Vrượu nguyên chất = (16*40)/100 = 6,4 lít rượu nguyên chất
Thay vào công thức nồng độ phần trăm, ta có:
32 = 100*6,4/(16 + lượng nước cần thêm vào)
=> Lượng nước cần thêm vào = (100*6,4)/32 – 16 = 4 lít
Kết quả này khớp với cách tính ở trên. Do đó, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách tính. Nếu bạn là học sinh thì chọn cách thứ hai để làm bài tập. Nếu bạn là người nấu rượu thì chọn cách thứ nhất, vì nó đơn giản hơn.
4. Cách làm giảm nồng độ rượu mà không cần pha loãng
4.1. Ướp lạnh rượu
Có thể bạn đã thấy nhiều người ướp lạnh rượu, bia trước khi uống mà không hiểu nguyên nhân vì sao. Đó là vì cách này có thể làm cho nồng độ rượu giảm đi. Người uống sẽ cảm thấy ngon, dễ chịu hơn và không bị cay gắt cổ.
Bạn có thể ướp lạnh rượu bia với nước đá, rồi bỏ thêm chút muối vào. Muối giúp làm giảm nhiệt độ đông đặc. Do đó, nước đá bị tan ra có nhiệt độ thấp hơn so với nước không có muối trong đó. Bạn sẽ học được cách này ở chuyên đề độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch.
Nồng độ rượu có thể giảm đi ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, khi vào cơ thể người thì nhiệt độ tăng lên (xấp xỉ 37 độ C). Lúc này, độ rượu tăng lên có thể gây ra hiện tượng say đột ngột, sốc rượu. Có thể nói nôm na là say xỉn lúc nào không hay biết. Cuối cùng thì làm gì cũng không biết. Nhưng hôm sau thì biết … thế nào.
4.2. Hạ thổ rượu
Hạ thổ rượu là phương pháp ủ rượu lâu đời. Phương pháp này được các nước phương Tây và phương Đông áp dụng.
Ở phương Đông, Trung Quốc là quốc gia tiêu biểu cho phương pháp hạ thổ rượu này. Nếu các bạn từng xem phim cỗ trang thì hẳn các bạn cũng biết đến hầm rượu vài trăm năm đến nghìn năm của các triều đại Trung Quốc.
Ở phương Tây, thì có hàng tá loại rượu nổi tiếng, giá cả đắc đỏ được lưu giữ bằng phương pháp hạ thổ. Có thể kể đến là Hennessy, Johnnie Walker, Chivas.
Hạ thổ rượu làm giảm độ nồng, cay của rượu. Đồng thời còn giúp bảo quản rượu rất lâu. Mùi, vị của rượu hạ thổ cũng có điểm đặc biệt hơn so với bình thường. Rượu càng để lâu thì càng ngon, giá bán càng đắc đỏ.
Tv giúp c
Trịnh Thị Hằng Bạn cần tư vấn gì vậy?
M cần tv cách pha rượu, để giảm nồng độ
Hang: Bài này là bài hướng dẫn cách pha loãng rượu đó bạn. Bạn đọc bài có chỗ nào không hiểu có thể nói rõ hơn được không?
Ý mình là, pha rượu với nước để giảm nồng độ, vâỵ sau khi pha vào nhau ta đc 1 số lít rượu có nồng độ nhẹ, thì rượu đó có để được lâu ko? Ví dụ: pha xong chưa bán hết, để 1-2 năm có đc ko? Hay rượu pha rồi sẽ bị hỏng
anh cho em hỏi về rượu ethanol 96% em mua trực tiếp từ nhà máy rượu hà nội sau đó em ngâm với vỏ chanh vàng(lemon) trong vòng 1 tháng, sau đó em pha loãng với simple syrup (đường và nước) theo tỉ lệ nhất định để hạ độ xuống 26 độ, và để tiếp trong vòng 1 tháng. Với cách làm này thì có an toàn để uống hay không hoặc có vấn đề gì ở đây không ạ? Đây là công thức làm rượu Limoncello, một loại rượu truyền thống của Ý (anh có thể search google ạ). Em cảm ơn anh, mong sớm nhận được email của anh. Em đang có ý định làm thương mại sản phẩm này nhưng đang lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm.
Email: [email protected]
Em cảm ơn