Bạn có biết sự biến đổi chất xảy ra hàng từng ngày, từng giờ xung quanh ta. Vậy sự biến đổi chất là gì? Chất bị biến đổi có giữ nguyên được tính chất ban đầu hay không. Và những hienj tượng trong quá trình biến đổi ấy là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
1. Sự biến đổi chất là gì?
Sự biến đổi chất là sự biến đổi về trạng thái của một chất hay sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
1.1. Hiện tượng vật lý
Hiện tượng vật lý là sự biến đổi chất nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Nghĩa là chất đó chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thướt nhưng không biến đổi thành chất khác.
Ví dụ:
Nước dưới 0 °C ở trạng thái rắn
Nước ở nhiệt độ bình thường ở trạng thái lỏng
Nước trên 100 °C ở trạng thái hơi
⇒ Ở những nhiệt độ khác nhau, nước ở những trạng thái khác nhau hoặ rắn, hoặc lỏng, hoặc hơi. Tuy nhiên, đó vẫn là nước! Hiện tượng biến đổi trạng thái của nước như trên là hiện tượng vật lý.
1.2. Hiện tượng hóa học
Hiện tượng hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Chất mới tạo thành có tính chất khác với chất ban đầu. Hiện tượng hóa học thường gắn liền với phản ứng hóa học.
Ví dụ:
Khi đun nóng, đường trắng sẽ chuyển dần sang màu đen và có hơi nước bay lên. Khi đó đường đã bị biến đồi thành chất khác là: than và hơi nước.
Khi cho lá nhôm vào dung dịch axit clohidric, lá nhôm tan dần và dung dịch xuất hiện bọt khí. Khi đó, nhôm đã phản ứng với axit clohidric tạo ra nhôm clorua và khí hidro.
⇒ Trong hai quá trình trên, các chất ban đầu là đường và nhôm đã biến đổi thành những chất mới khác với chất ban đầu. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng hóa học.
Giải bài tập về sự biến đổi chất
Câu 1. Dấu hiệu phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học:
Hiện tượng vật lý là sự biến đổi chất (về trạng thái, hình dạng, kích thướt) nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hiện tượng hóa học là sự biến đổi chất này thành chất khác. Chất mới tạo ra có tính chất khác hoàn toàn với chất ban đầu.
⇒ Như vậy, hiện tượng vật lý khác với hiện tượng hóa học ở chỗ là: hiện tượng hóa học tạo ra chất mới còn hiện tượng vật lý vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Câu 2. Đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học? Giải thích?
a) Lưu huỳnh cháy trong không khí → tạo ra chất khí mùi hắc (lưu huỳnh dioxit).
⇒ Đây là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất từ lưu huỳnh thành chất khác là lưu huỳnh dioxit.
b) Thủy tinh nóng chảy → được thổi thành bình cầu.
⇒ Đây là hiện tượng vật lý vì sự biến đổi từ thủy tinh nóng chảy thành bình cầu chỉ làm biến đổi trạng thái của thủy tinh, chứ không tạo ra chất mới.
c) Trong lò nung đá vôi, canxi cabonat → chuyển thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbonic.
⇒ Đây là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất từ canxi cacbonat tạo ra chất khác là canxi oxit và khí cacbonic.
d) Cồn để trong lọ không kín → bị bay hơi.
⇒ Đây là hiện tượng vật lý vì cồn chỉ chuyển đổi từ trạng thái lỏng sang hơi, không có tạo ra chất mới.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học:
“Khi đốt nến (làm từ parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon dioxit và hơi nước.”
♥ Hiện tượng vật lý: nến chảy lỏng thấm vào bấc và nến lỏng chuyển thành hơi. Vì 2 giai đoạn này chỉ xảy ra sự biến đổi trạng thái của parafin từ rắn sang lỏng và từ lỏng sang hơi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
♥ Hiện tượng hóa học: hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon dioxit và hơi nước. Vì ở giai đoạn này, parafin đã bị biến đổi thành chất khác là khí cacbon dioxit và hơi nước.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong thế nào là sự biến đổi chất và các hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết này. Chúc các bạn học tốt nhé!