Chúng ta hay nghe nói đến khái niệm nguyên tố hóa học. Vậy nguyên tố hóa học là gì? Kí hiệu hóa học là gì và nguyên tử khối được tính như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu các khái niệm trong bài viết hôm nay các bạn nhé!

Nguyên tố hóa học – Kí hiệu hóa học – Nguyên tử khối

1. Nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

Số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học.

nguyen-to-hoa-hoc

2. Kí hiệu hóa học

Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái (chữ cái đầu viết in hoa).

VD: Kí hiệu của Hiđro là H, oxi là O, Natri là Na, Caxi là Ca, Heli là He, Đồng là Cu…

Kí hiệu hóa học dùng thống nhất trên toàn thế giới.

Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm được trên 110 nguyên tố hóa học. Trong đó, các nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố thiết yếu cho sự sống.

3. Nguyên tử khối

Nguyên tử có khối lượng rất bé, nên khoa học quy ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng, gọi là đơn vị cacbon.

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối khác nhau.

Giải các bài tập về Nguyên tố hóa học

Câu 1. Điền từ vào chỗ trống:

a) nguyên tử – nguyên tử – nguyên tố – nguyên tố

b) proton – nguyên tử – nguyên tố

Câu 2.

a) Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

b) Cách biểu diễn nguyên tố: mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hoặc 2 chữ cái, trong đó, chữ cái đầu tiên được viết in hoa. Cách biểu diễn như vậy gọi là kí hiệu hóa học.

Câu 3.

a) Trả lời

2 C là 2 nguyên tử cacbon

5 O là 5 nguyên tử oxi

3 Ca là 3 nguyên tử canxi

b) Trả lời

Ba nguyên tử nitơ: 3 N

Bảy nguyên tử canxi: 7 Ca

Bốn nguyên tử natri: 4 Na

Câu 4. Lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon.

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Câu 5. Nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với:

a) Nguyên tử cacbon: 24/12 = 2 (Nguyên tử magie nặng gấp 2 lần nguyên tử cacbon).

b) Nguyên tử lưu huỳnh: 24/32 = 3/4 (Nguyên tử magie nhẹ hơn nguyên tử lưu huỳnh 3/4 lần).

c) Nguyên tử nhôm: 24/27 = 8/9 (Nguyên tử magie nhẹ hơn nguyên tử nhôm 8/9 lần).

Câu 6.

+) Nguyên tử khối của X = 14 x 2 = 28 => X là nguyên tố Silic

+) Kí hiệu hóa học của Silic là Si.

Câu 7.

a) Theo quy ước trong bài học ta có: C = 12 đvC = 1,9926.10-23

 => 1 đvC = 1,9926.10−23 /12 ≈ 1,66.10-24 g.

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là 27 đvC

=> mAl = 27. 1,66.10-24 = 4,482.10-23 (g)

=> Chọn đáp án C.

Câu 8. => Chọn đáp án D.

Cảm ơn các bạn đã xem qua bài học này, hãy chia sẻ nếu thấy nó hay và hữu ích các bạn nhé! Chúc các bạn học tốt môn hóa học lớp 8 này nhé!