Ngữ pháp tiếp Việt thực sự rất phong phú và đa dạng, do đó có nhiều từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa thì hoàn toàn khác. Điển hình là từ chân trọng và trân trọng, đây là hai từ gây tranh cãi nhiều nhất về đúng và sai ngữ pháp. Vậy để biết nên dùng từ chân trọng hay trân trọng mới đúng thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Dùng từ chân trọng hay trân trọng mới đúng ngữ pháp?
Trước khi phân biệt việc sử dụng từ chân trọng hay trân trọng chúng ta cần phải hiểu rõ chân trọng là gì và trân trọng là gì. Cụ thể:
Biết cách phân biệt ngữ pháp đúng sai giúp ta dùng từ chuẩn hơn
Định nghĩa về chân trọng
“Chân” trong chân trọng có nghĩa là chân thành, chân thật, còn từ “trọng” có nghĩa là coi trọng hay quý trọng. Cả hai từ này đều rất có nghĩa, tuy nhiên khi kết hợp với nhau chúng lại trở thành từ hoàn toàn vô nghĩa. Như vậy có thể nói, từ chân trọng là từ hoàn toàn sai chính tả, không nên sử dụng từ nay trong việc giao tiếp hàng ngày cũng như sử dụng khi viết trong văn bản.
Định nghĩa về trân trọng
Trân trọng là một từ gốc Hán việt, từ “trân” có ý nghĩa là sự trân quý, hết lòng đối đãi. Còn từ “trọng” nghĩa là tấm lòng đầy quý mến một cách sâu nặng, yêu thương sâu đậm với một ai đó hoặc một việc nào đó. Nói chung, từ trân trọng được dùng để thể hiện thái độ trân quý và xem trọng. Khi một người nào đó nói ra từ trân trọng có nghĩa là thực sự rất quý mến và quý trọng người đó.
Như vậy, qua định nghĩa của hai từ trên tin chắc bạn cũng đã biết từ chân trọng hay trân trọng mới là từ đúng chính tả rồi. Mặc dù hai từ này có cách phát âm gần giống với nhau nhưng chúng lại hoàn toàn khác và không nên nhầm lẫn.
Trân trọng là từ đúng ngữ pháp được sử dụng trong nói và văn bản tiếng Việt
Trân trọng mới là từ ngữ chính xác và được ghi trong từ điển tiếng Việt, nó có ý nghĩa rất đẹp và chỉ dành riêng cho người mà mình yêu thương, quý trọng hoặc thể hiện sự tôn trọng, trang nghiêm. Bạn không nên nói sai và dùng sai sẽ làm mất đi ý nghĩa đẹp của nó.
Nên sử dụng từ trân trọng ở trường hợp nào?
Từ trân trọng trong cách dùng từ của người Việt rất phổ biến, bạn có thể sử dụng trong một số trường hợp như:
- Nếu bạn muốn thể hiện tấm lòng của mình với bạn bè hoặc đối tác thì có thể nói là: “Tôi rất trân trọng bạn”, “Tôi rất trân trọng lần hợp tác…”.
- Nếu bạn muốn nói cảm ơn vì được ai đó giúp đỡ có thể nói là: “trân trọng cảm ơn”.
- Khi bạn dùng ở phát biểu hội nghị, hội trường hay diễn thuyết có thể nói: “xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người”.
Đây là từ ngữ gần như thân thuộc trong cuộc sống và khó có thể thiếu trong mỗi lần bày tỏ tình cảm một cách trân trọng. Khi đối phương nghe được từ trân trọng, chắc chắn họ sẽ cảm thấy bản thân mình được yêu quý và đề cao hơn. Từ đó họ sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn và yêu mến mình hơn dù có là người mới quen biết.
Qua những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ, tin rằng bạn cũng đã biết được việc nên sử dụng từ chân trọng hay trân trọng mới đúng ngữ pháp. Để không mắc phải những sơ xuất trong cách phát âm cũng như việc dùng từ trong văn bản, việc thường xuyên đọc sách, báo là cách tốt nhất mà chúng ta nên áp dụng.
Nguồn: zicxa.com