Oxit là gì? Oxit được phân chia thành những loại nào? Tính chất hóa học của oxit ra sao? Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề trên và cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Tính chất hóa học của oxit
I. Tính chất hóa học của Oxit
1. Tính chất hóa học của oxit bazo
a) Tác dụng với nước
– Một số oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch:
Oxit bazo + Nước → Bazo
– Ví dụ:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
b) Tác dụng với axit
– Oxit bazo tác dụng với axit tạo ra muối và nước:
Oxit bazo + Axit → Muối + Nước
– Ví dụ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với oxit axit
– Một số oxit bazo tác dụng với oxit axit tạo thành muối:
Oxit bazo + Oxit axit → Muối
– Ví dụ:
CaO + CO2 → CaCO3
Na2O + SO2 → Na2SO3
2. Tính chất hóa học của oxit axit
a) Tác dụng với nước
– Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit:
Oxit axit + Nước → Axit
– Ví dụ:
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
b) Tác dụng với bazo
– Oxit axit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước:
Oxit axit + Bazo → Muối + Nước
– Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
c) Tác dụng với oxit bazo
– Oxit axit tác dụng với oxit bazo tạo thành muối:
Oxit axit + Oxit bazo → Muối
II. Khái quát về sự phân loại oxit
Dựa vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:
Oxit bazo: là oxit tác dụng với dd axit tạo thành muối và nước.
Oxit axit: là oxit tác dụng với dd bazo tạo thành muối và nước.
Oxit lưỡng tính: là oxit tác dụng vừa tác dụng với dd axit và dd bazo tạo thành muối và nước. Ví dụ: Al2O3, ZnO, …
Oxit trung tính (còn được gọi là oxit không tạo muối): là oxit không tác dụng với axit, bazo, nước. Ví dụ: CO, NO, …
Bài tập về phân loại và tính chất hóa học của Oxit
Câu 1. Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng với:
a) Nước
b) Axit clohidric
c) Natri hidroxit
Bài giải:
a) Nước (H2O)
CaO + H2O → Ca(OH)2
Fe2O3 + H2O (t°) → Fe(OH)3
SO3 + H2O → H2SO4
b) Axit clohidric (HCl)
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
c) Natri hidroxit (NaOH)
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Câu 2. Cho các chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau?
Bài giải:
H2O + K2O → 2KOH
H2O + CO2 ⇔ H2CO3
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
K2O + CO2 → K2CO3
Câu 3. Từ những chất sau: Canxi oxit, lưu huỳnh dioxit, cacbon dioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit. Hãy chọn những chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau:
a) Axit sunfuric + ……… → Kẽm sunfat + nước
b) Natri hidroxit + ……… → Natri sunfat + Nước
c) Nước + ……… → Axit sunfuro
d) Nước + ……… → Canxi hidroxit
e) Canxi oxit + ……… → Canxi cacbonat
Dùng CTHH để viết tất cả các PTHH của các phản ứng trên.
Bài giải:
a) Kẽm oxit
H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
b) Lưu huỳnh tri oxit
2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O
c) Lưu huỳnh dioxit
H2O + SO2 → H2SO3
d) Canxi oxit
H2O + CaO → Ca(OH)2
e) Cacbon dioxit
CaO + CO2 → CaCO3
Câu 4. Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Chọn những chất trên tác dụng được với:
a) nước → tạo thành dd axit
b) nước → tạo thành dd bazo
c) dd axit → tạo thành muối và nước
d) dd bazo → tạo thành muối và nước
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bài giải:
a) CO2, SO2
CO2 + H2O ⇔ H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
b) Na2O, CaO
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
c) Na2O, CaO, CuO
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
CaO + HCl → CaCl2 + H2O
CuO + HCl → CuCl2 + H2O
d) CO2, SO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Câu 5. Cho hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào để thu được khí O2 từ hỗn hợp 2 khí trên. Trình bày cách làm và viết PTHH xảy ra.
Bài giải:
Cho hỗn hợp khí trên lội qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2. Khi đó khí CO2 sẽ bị giữ lại do phản ứng với dd nước vôi trong, ta thu được khí O2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Câu 6. Cho 1,6 g đồng (II) oxit tác dụng với 100 g dd axit sunfuric có nồng độ 20%.
a) Viết PTHH
b) Tính nồng độ phần trăm (C%) của các chất có trong dd sau phản ứng.
Bài giải:
a) PTHH của phản ứng
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
b) Ta có:
– Số mol của CuO: nCuO = 1,6/80 = 0,02 (mol)
– Số gam chất tan H2SO4: mH2SO4 = (20 x 100)/100 = 20 (g)
⇒ nH2SO4 = 20/98 = 0,204 (mol)
– Theo PTHH của phản ứng, ta có: CuO tan hoàn toàn trong axit sunfuric, dd sau phản ứng gồm H2SO4 dư và CuSO4.
mH2SO4 dư = (0,204 – 0,02) x 98 = 18,032 (g)
mCuSO4 = 0,02 x 160 = 3,2 (g)
Ta có: khối lượng dd sau phản ứng là: mdd = 1,6 + 100 = 101,6 (g)
Vậy nồng độ phần trăm các chất có trong dd sau phản ứng là:
C% H2SO4 = (18,032/101,6) x 100% = 17,75%
C% CuSO4 = (3,2/101,6) x 100% = 3,15%