Các bạn đã từng nghe nhắc đến khái niệm oxit. Vậy oxit là gì? Có mấy loại oxit? Cách gọi tên và công thức hóa học của oxit ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Xem thêm:

Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Cách gọi tên CTHH của oxit

1. Oxit là gì?

– Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ:

Cacbon dioxit (CO2), lưu huỳnh dioxit (SO2), diphopho pentaoxit (P2O5)…

Sắt (III) oxit (Fe2O3), đồng (II) oxit (CuO) , canxi oxit (CaO)…

2. Công thức hóa học của oxit

– Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x theo đúng quy tắc về hóa trị:

II × y = n × x

3. Phân loại oxit

Oxit có thể được phân thành hai loại chính:

  • Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

Ví dụ:

CO2: axit tương ứng là axit cacbonic H2CO3

SO2: axit tương ứng là axit sunfuric H2SO4

P2O5: axit tương ứng là axit phophoric H3PO4

  • Oxit bazo: là oxi của kim loại và tương ứng với một bazo

Ví dụ:

CaO: bazo tương ứng là canxi hidroxit Ca(OH)2

CuO: bazo tương ứng là đồng hidroxit Cu(OH)2

Fe2O3: bazo tương ứng là Fe(OH)3

oxit-la-gi-cach-goi-ten-oxit

4. Cách gọi tên oxit

  • Công thức chung cho tên gọi của một axit là:

Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit

– Ví dụ:

+ K2O: kali oxit

+ NO: nito oxit

  • Với kim loại có nhiều hóa trị:

Tên oxit = Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit

– Ví dụ:

+ FeO: sắt (II) oxit

+ Fe2O3: sắt (III) oxit

Với phi kim có nhiều hóa trị:

Tên oxit = (tiền tố chỉ số nguyên tử) Tên phi kim + (tiền tố chỉ số nguyên tử) oxit

  • Các tiền tố trong hóa học (tiếp đầu ngữ):

♥ Mono: nghĩa là 1

♥ Đi: nghĩa là 2

♥ Tri: nghĩa là 3

♥ Tetra: nghĩa là 4

♥ Penta: nghĩa là 5

♥ Hexa: nghĩa là 6

♥ Hepta: nghĩa là 7

♥ Octa: nghĩa là 8

♥ Nona: nghĩa là 9

♥ Deca: nghĩa là 10

– Ví dụ:

CO: cacbon monooxit (thường gọi đơn giản là cacbon oxit)

CO2: cacbon dioxit (tên thường gọi là khí cacbonic)

SO3: lưu huỳnh trioxit (tên thường gọi là khí sunfurơ)

P2O3: diphotpho trioxit

P2O5: diphopho pentaoxit

Bài tập áp dụng tính chất của Oxit

Câu 1. Cho các từ & cụm từ: nguyên tố; oxi; hợp chất; oxit; hai. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu sau đây:

Oxit là …………… của …………… nguyên tố, trong đó có một …………… là …………… . Tên của oxit là tên …………… cộng với từ…………… .

Đáp án: hợp chất – hai – oxi – nguyên tố – oxit.

Câu 2.

a) Lập CTHH của một oxit của phopho, biết photpho có hóa trị V.

Đáp án:

Gọi CTHH của oxit cần tìm là PxOy. Theo quy tắc hóa trị: V × x = II × y

⇒ x/y = 2/5. Vậy CTHH của oxit là P2O5.

b) lập CTHH của crom (III) oxit.

Đáp án:

Gọi CTHH của oxit cần tìm là CrxOy. Theo quy tắc hóa trị: III × x = II × y

⇒ x/y = 2/3. Vậy CTHH của oxit là Cr2O3.

Câu 3.

a) Viết CTHH của 2 oxit axit và 2 oxit bazo.

b) Nhận xét về các thành phần trong công thức của các oxit đó.

c) Chỉ ra cách gọi tên của mỗi oxit.

Đáp án:

a) CTHH của 2 oxit axit và oxit bazo

2 oxit axit: cacbon dioxit (CO2) và diphopho pentaoxit (P2O5)

2 oxit bazo: canxi oxit (CaO) ; Sắt (III) oxit (Fe2O3)

b) Nhận xét: Công thức hóa học của các oxit đều gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

c) Cách gọi tên của từng oxit:

CO2: tên phi kim + oxit

P2O5: (tiền tố chỉ số nguyên tử) tên phi kim + (tiền tố chỉ số nguyên tử) oxit

CaO: tên kim loại + oxit

Fe2O3: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit

Câu 4. Cho các oxit với CTHH sau:

a) SO3

b) N2O5

c) CO2

d) Fe2O3

e) CuO

g) CaO

Những chất nào là oxit axit, những chất nào là oxit bazo?

Đáp án:

Những chất là oxit axit: SO3, N2O5, CO2

Những chất là oxit bazo: Fe2O3, CuO, CaO

Câu 5. Cho các CTHH sau:

Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO.

Những CTHH nào viết sai?

Đáp án: Những CTHH viết sai là: NaO và Ca2O.