Bột phèn chua là một trong những từ ngữ thông dụng, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bột phèn chua là gì? Có màu, mùi và vị như thế nào? hay phèn chua có độc hay không? Tính chất hóa học và công dụng của phèn chua như thế nào? Là những câu hỏi không chỉ học sinh thắc mắc mà còn nhiều người đặt ra khi nge về phèn chua?

Phèn chua có nhiều tên gọi khác nhau như trong Hán việt gọi là vũ nát, vũ trạch, mã xĩ phàn, nát thạch, minh thạch, muôn thạch, trấn phong thạch, …

1. Bột phèn chua là gì?

Bột phèn chua là muối sulfat kép của kali và nhôm, hay còn gọi là kali alum, hay thường gọi là phèn nhôm. Phèn chua có tên khoa học là Alumen.

Bột phèn chua là gì?

Phèn chua thường được tìm thấy ở dạng tinh thể ngậm nước. Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết đến phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm.

2. Tính chất hóa học của phèn chua

Thông số vật lý

Công thức phân tử KAl(SO4)2.12H2O hoặc K2SO4.Al(SO4).24H2O
Khối lượng mol 258.205 g/mol
Khối lượng riêng 1.725 g/cm3
Điểm nóng chảy 92–93 °C
Điểm sôi 200 °C
Độ hòa tan trong nước 14.00 g/100 mL (20 °C)  36.80 g/100 mL (50 °C)
Chiết suất (nD) 1.4564
Màu sắc Trắng hoặc không màu
Mùi vị Chua chát

– Tồn tại ở dạng tinh thể nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay đục.

– Là hợp chất ở dạng tinh thể bát diện, không có màu, có vị chua, chát và không độc.

– Nhiệt độ lớn hơn 92.5 0C muối dễ mất nước hoàn toàn tạo thành muối khan dưới dạng mộ khối hình nấm rất to, xốp và rất dễ vỡ thành bột gọi là phèn phi.

– Phèn nhôm có nhiệt hòa tan âm nên có độ tan kém hơn muối sunfat riêng. Phèn chua ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế, điều chế phèn chua bằng cách kết tinh lại trong nước.

– Chúng không tan trong cồn, nhiệt độ nóng chảy 92-93 0C, nhiệt độ sôi 2000 0  

– Khi tan trong nước, phèn chua thủy phân do tạo kết tủa Al(OH)3, nên khi khuất vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và làm chìm xuống làm nước trở nên trong vắt.

3. Bột phèn chua có độc không?

Khi nhắc đến phèn chua thì không ít người lo sợ về độ độc hại khi nó được sử dụng là một chất phụ gia để làm trắng thực phẩm, giòn và dai khi chế biến. Tuy nhiên, phèn chua là hóa chất được sự cho phép của Bộ Y tế sử dụng trong ngành thực phẩm. Khi sử dụng phèn chua với liều lượng theo công thức pha chế thông thường theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì món ăn hoặc sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Hình dạng bột phèn chua

Tổ chức an toàn Châu Âu (EFSA) và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra mức an toàn với việc sử dụng nhôm có trong thực phẩm là 1mg/1kg thể trọng. Do đó biết sử dụng phèn chua với lượng vừa phải thì vẫn an toàn, không gây độc cho cơ thể.

Đặc biệt, trong đông y, phèn chua được kết hợp với các vị thuốc khác để trở thành bài thuốc có tác dụng chữa bệnh hiệu quả không ngờ.

4. Công dụng của bột phèn chua là gì?

Nguyên tắc: những công dụng chủ yếu của phèn chua xuất phát từ chổ muối nhôm thủy phân khá mạnh trong nước tạo thành nhôm hidroxit.

4.1. Công dụng của phèn chua trong công nghiệp

– Xử lý nước tại các vùng bão, lũ, để làm trong nước, có thể sử dụng tắm giặc tạm thời: các kết tủa dạng keo nhôm hidroxit có diện tích bề mặt lớn. Các hạt kết tủa dạng keo (Al(OH)3) hấp phụ các chất lơ lửng ở trong nước đã dính kết các hạt bẩn nhỏ lơ lững trong nước thành các hạt to hơn, nặng và chìm xuống đáy làm sạch nước.

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+

Nên trong dân gian có câu:

“Anh đừng bắc bậc làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”

Tác dụng của bột phèn chua là giữ màu nhuộm, làm bền màu

– Nhôm sunfat hay phèn chua được cho vào giấy cùng với muối ăn, nhôm clorua tạo nên do phản ứng trao đổi bị thủy phân mạnh hơn, tạo nên hiđroxit, hiđroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulozơ lại với nhau làm cho giấy không bị nhòe mực khi viết.

– Khi nhuộm vải, hiđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, cho nên có tác dụng làm chất cắn màu. Chính vì vậy nên ta có thể ngâm quần áo dễ phai màu vào nước phèn chua, hay ngày xưa thường ngâm quần áo xuống bùn để giữ quần áo không bị phai màu.

– Phèn nhôm cũng được dùng để làm giảm độ pH của đất vườn vì nó thủy phân để tạo thành kết tủa hydroxit nhôm và một dung dịch axit sunfuric loãng. Hay được sử dụng trong bút chì, thuốc cầm máu được sử dụng và giảm đau do bị động vật đốt và cắn.

4.2. Công dụng của phèn chua trong y học cổ truyền

– Theo y học cổ truyền thì phèn chua được dùng để sát trùng ngoài da, làm hết ngứa, chữa hôi nách hiệu quả.

– Phèn chua được sử dụng trong trị liệu ngứa âm hộ, cải thiện tình trạng khí hư bạch đới, viêm âm đạo, tai chảy nước mủ hay miệng lưỡi lở, da ngứa.

– Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).

– Bên cạnh đó, phèn chua còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn, làm trong nước, trị hôi nách, làm sạch vệt ố vàng có trên áo…

– Chữa chốc đầu, hắc lào, thuốc xông rửa hỗ trợ trị trĩ.

– Dễ dàng rửa sạch bình thủy, ống nhổ, sọt rác bị cáu bẩn, khi đem ngâm trong nước phèn chua nồng độ 10%

Bột phèn chua kết hợp với rượu gạo trị hôi nách rất hay

Theo y học cổ truyền thì bột phèn chua là gì?

Phèn chua, chua chát, lạnh lùng

Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da

Dạ dày, viêm ruột, thấp tà

Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay

4.3. Công dụng của phèn chua trong ẩm thực

Ngoài công dụng trong xử lý nước, ứng dụng trong Y học, phèn chua còn được ứng dụng nhiều trong ẩm thực.

– Phèn chua có tác dụng làm tăng độ trắng và giòn cho thực phẩm. Chúng thường được dùng để ngâm với rau củ, trái cây. Do đó được dùng trong chế biến mứt dừa, mứt bí để tạo độ dẻo dai, trong suốt cho nguyên liệu. Ngoài ra, phèn chua là bí quyết giảm vị the đắng cho vỏ bưởi khi nấu chè bưởi.

– Phèn chua còn làm cho trứng tươi lâu hơn. Cách làm là ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5%, 15 phút sau lấy ra, trứng sẽ giữ được tươi lâu hơn.

– Phèn chua còn được dùng để khử mùi hôi của lòng lợn, bằng cách dùng thìa nghiền phèn thành bột, chà lên lòng lợn, sau đó rửa sạch, lòng lợn sẽ bớt hẳn mùi hôi.

– Phèn chua có tính acid yếu nên kích thích baking soda phóng thích khí carbonic, vì thế được dùng làm bột nở trong bánh nướng. Tính acid yếu của phèn nhôm làm bánh nở khi vào lò chứ chưa nở vội khi nhào bột.

5. Bột phèn chua được sản xuất như thế nào?

Phèn chua là một dạng hợp chất vô cơ, nó được làm từ từ axit sunfuric và một vật liệu chứa nhôm như đất sét, cao lanh, quặng bôxit, nhôm hydroxit (thành phần chứa Al2O3). Ngoài ra, phèn chua còn được sản xuất phèn chua từ axit sunfuric và nhôm phế liệu. Khi sử dụng nhôm hydroxit, sản phẩm thu được có chất lượng tốt nhất: hàm lượng nhôm oxit Al2O3 có thể đạt tới 17% đồng thời hàm lượng sắt oxit Fe2O3 có thể dưới 0,04%. Khi dùng nguyên liệu chứa nhôm khác, chất lượng sản phẩm thường thấp hơn và tiêu hao nguyên vật liệu thường cao hơn.

Thuyết minh quy trình sản xuất: Khi cho thêm kali sunfat vào quá trình phản ứng, ta thu được nhôm kali sunfat có công thức phân tử là K2SO4.Al(SO4).24H2O hay AlK(SO4)2.12H2O. Trườnghợp dùng amôn sunfat, thu được phèn kép nhôm amôn (ammonia alum) có công thức phân tử là Al2(SO4)3.(NH4)2SO4.24H2O hay Al(NH4)(SO4)2.12H2O.

2Al + 2KOH + 2H2O →  2KAlO2 + 3H2

2KAlO2 + 4H2SO4 + 20H2O →  K2SO4.Al(SO4).24H2O

Tổng quát: 2Al + 2KOH + 4H2SO4   + 22H2O →  K2SO4.Al(SO4).24H2O + 3H2

Ở Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng của phèn chua được công bố bởi đơn vị sản xuất, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu là hàm lượng Al2O3, thường quy định chung là Al2O3 > 10,3%.

Bài viết trên trình bày khái niệm bột phèn chua là gì và hóa học về phèn chua đầy đủ nhất. Qua đó, chúng ta thấy được nhiều ứng dụng của phèn chua trong cuộc sống. Ngoài ra, hóa học phèn chua mang đến những phương pháp điều chế và phương trình hóa học đầy đủ nhất. Cùng hóa học đời sống khám phá nhiều hiện tượng trong cuộc sống.