Chúng ta đã biết tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ và muối. Vậy giữa chúng có mối liên hệ như thế nào? Điều kiện cho những chuyển đổi giữa các hợp chất vô cơ trên ra sao. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay các bạn nhé!
I. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
Mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ như oxit, axit, bazơ và muối được biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ chuyển đổi giữa các hợp chất vô cơ
II. Những phản ứng hóa học minh họa
Những chuyển đổi giữa các hợp chất vô cơ như oxit, axit, bazơ và muối là vô cùng phức tạp. Dưới đây là một số minh họa cho một số chuyển đổi giữa 2 hợp chất vô cơ.
(1) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(2) SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
(3) Na2O + H2O → 2NaOH
(4) Cu(OH)2 (t°) → CuO + H2O
(5) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
(6) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
(7) Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3
(8) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
(9) 3H2SO4 + Al2O3 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Giải bài tập về mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
Câu 1. Chất nào trong những thuốc thử sau đây có thể dùng để phân biệt dd natri sunfat Na2SO4 và dd natri cacbonat Na2CO3?
a) Dd bari clorua BaCl2
b) Dd axit clohiđric HCl
c) Dd chì nitrat Pb(NO3)2
d) Dd bạc nitrat AgNO3
e) Dd natri hiđroxit NaOH
Bài làm:
a) Dd bari clorua BaCl2: cùng tạo kết tủa trắng nên không phân biệt được.
b) Dd axit clohiđric HCl: phản ứng với Na2CO3 tạo ra bọt khí, còn Na2SO4 không phản ứng.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
c) Dd chì nitrat Pb(NO3)2: cùng tạo kết tủa trắng nên không phân biệt được.
d) Dd bạc nitrat AgNO3: hiện tượng không rõ do tạo ra 2 kết tủa: Ag2CO3 không tan và Ag2SO4 ít tan.
e) Dd natri hiđroxit NaOH: cả 2 đều không có hiện tượng.
Câu 2. a) Cho các dd sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, số 0 nếu không có phản ứng.
NaOH | HCl | H2SO4 | |
CuSO4 | |||
HCl | |||
Ba(OH)2 |
b) Viết các PTHH (nếu có).
Bài làm:
a)
NaOH | HCl | H2SO4 | |
CuSO4 | x | 0 | 0 |
HCl | x | 0 | 0 |
Ba(OH)2 | 0 | x | x |
b) Phương trình phản ứng
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O
Câu 3. Viết PTHH cho những chuyển đổi hóa học sau:
Bài làm:
a)
(1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2FeCl3 + 3BaSO4 ↓
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
(3) Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3 ↓ + K2SO4
(4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
(5) 2Fe(OH)3 (t°) → Fe2O3 + 3H2O
(6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
b)
(1) 2Cu + O2 (t°) → 2CuO
(2) CuO + H2 (t°) → Cu+ H2O
(3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
(5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
(6) Cu(OH)2 (t°) → CuO + H2O
Câu 4. Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl.
a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hóa học.
b) Viết các PTHH cho dãy chuyển đổi hóa học ở câu a.
Bài làm:
a) Dãy chuyển đổi hóa học có thể sắp xếp như sau:
Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl
b) Các PTHH cho dãy chuyển đổi trên:
4Na + O2 → 2Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 ↓
Na2CO3 + BaCl2 -> 2NaCl + BaCO3