Phân bón hóa học hay phân bón vô cơ là những hóa chất có chứa từ một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, dùng để bón để nâng cao năng suất. Có nhiều loại phân bón hóa học như phân ure, phân Kali Clorua, phân DAP, MAP,… Đặc biệt phân bón hỗn hợp NPK rất phổ biến nhất hiện nay.

Kiến thức cơ bản về phân bón hóa học phải kể đến là phân bón NPK. Phân bón này giữ vài trò thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng. Phân này cung cấp 3 nguyên tố hóa học cần thiết giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt,  tăng ra hoa kết trái, tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

1. Phân bón NPK là gì?

Phân bón NPK là loại phân bón hỗn hợp có đầy đủ 3 thành phần dinh dưỡng N, P, K. Trong thuật ngữ về ngành phân bón, kí hiệu của các chữ cái quen thuộc N, P và K là các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng không thể thiếu đối với cây trồng. Đó là 3 nguyên tố dinh dưỡng:

– Chữ N: nguyên tố dinh dưỡng Đạm.
– Chữ P: nguyên tố dinh dưỡng Lân.
– Chữ K: nguyên tố dinh dưỡng Kali.

Npk nghĩa là gì?

Vai trò của 3 nguyên tố cần thiết cho cây trồng:

– Nguyên tố dinh dưỡng đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…

– Nguyên tố dinh dưỡng lân giữ vai trò quan trọng việc ra rễ và phát triễn của bộ rể, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa… của cây trồng.

– Nguyên tố dinh dưỡng kali có tác dụng trong việc giúp cây cứng cáp, tổng hợp đường bột, tăng đậu trái, hạt nhỏ, tăng độ ngọt,…

2. Phân loại bón hóa học NPK

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại phân bón chính là phân NPK trộn và phân NPK một hạt.

– Phân NPK trộn: là loại phân bón được sản xuất bằng cách trộn 3 nguyên liệu cơ bản mà có chứa đủ Đạm (N), Lân (chứa P) và Kali (chứa K). Ngoài ra, có thể bổ xung một số nguyên tố trung lượng như Caxi, Silic, Lưu huỳnh,… hoặc nguyên tố vi lượng như Sắt, đồng, bo,..

Phân bón hóa học NPK

– Phân NPK một hạt: là phân 1 hạt có chứa đầy đủ 3 thành phần N, P và K. Phân được sản xuất bằng cách nghiền và phối trộn từ các nguyên liệu chứa 3 nguyên tố này theo tỉ lệ mong muốn. Sau đó, dùng công nghệ tạo hạt kết hợp đầy đủ 3 thành phần trên.

– Phân NPK phức hợp (NPK hóa học): Sử dụng công nghệ hóa học hiện đại bậc nhất trên thế giới. Công nghệ hóa học sử dụng các nguyên liệu lỏng là amoniac, axitphotphoric, axit sulphuaric như H3PO4, NH3, H2SOđưa vào thiết bị phản ứng. Các phản ứng hóa học tạo thành hỗn hợp dinh dưỡng có dạng dịch bùn sệt là ammonium sulphate, ammonia phosphate với sự phân bố đồng đều từng nguyên tố và kết nối hóa học bền chặt. Hiện nay đây là công nghệ phức tạp và tiên tiến nhất. Tuy nhiên, những phản ứng hóa học phức tạp cho ra sản phẩm chất lượng cao nhất.

3. Nguyên liệu sản xuất phân bón hóa học NPK

3.1. Nguyên liệu cung cấp Đạm

– Đạm: Đạm Urê (46%N): Urea Phú Mỹ, và Urea Cà Mau là 2 thương hiệu cung cấp lớn của nước ta. Ngoài ra, còn có Urea Ninh Bình, Urea Hà Bắc, Urea Trung Quốc…

Phân ure

– Đạm Amoni Sunphat (SA: 21%N; 23%S): đây là nguyên liệu phụ quan trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, phân này còn bổ xung lưu huỳnh.

– Đạm Amon Clorua (25%N): khá phổ biến, đây là nguồn nguyên liệu từ nước ngoài như Trung Quốc,…

3.2. Nguyên liệu cung cấp Lân

– Lân nung chảy (15,5%P2O5hh, 24-32%SiO2): Lân nung chảy Lâm Thao, Lân nung chảy Văn Điển, Lân Nung chảy Lào Cai, Lân nung chảy Ninh Bình .

– Lân supe (16,5%P2O5hh): Supe Lân Lâm Thao, Supe Lân Lào Cai, Supe Lân Long Thành.

– Supe Lân kép (40%P2O5hh): nguồn chủ yếu từ Trung Quốc hay Đức Giang.

– Diamon Photphat (DAP): DAP Lào Cai (16%N; 45%P2O5hh), DAP Trung Quốc (18%N; 46%P2O5hh), DAP Đình Vũ (16%N; 45%P2O5hh).

Phân bón hóa học DAP

– Mono Amon Photphat (MAP: 10%N; 50%P2O5hh): MAP Trung Quốc, MAP Đức Giang, …

3.3. Nguyên liệu cung cấp Kali

– Kali Clorua (60%K2O): Kali Lào, Kali Liên Xô, Kali Israel, Kali Belarus, Kali Canada, …

– Kali Sunphat (52%K2O): Kali Sunphat Trung Quốc, Kali Sunphat Israel…

Phân bón hóa học NPK

– Kali Cacbonat (56%K2O): Kali Cacbonat Đài Loan, Kali Cacbonat Trung Quốc, Kali Cacbonat Hàn Quốc…

3.4. Các nguyên liệu cung cấp trung lượng

Một số nguyên tố trung lượng cần cung cấp cho cây như Canxi, Magie, Lưu huỳnh, Silic,… Sau đây, là một số nguyên liệu phổ biến.

3.4.1. Các nguyên liệu cung cấp Canxi

– Supe lân đơn: 18 – 21% Ca

– Supe lân giàu: 12 – 14% Ca

– Lân nung chảy: 25 – 30% CaO

– Canxi Nitrorat: 15 – 19% CaO

– Đá vôi lẫn dolomit: hàm lượng CaO khá cao 42,4 – 54,7%

– Đá vôi dolomit hóa: 31,6 – 42,4% CaO

– Thạch cao: 56% CaO

– Canxi Chelate – CaEDTA: 10% Ca

– Canxi Clorua (CaCl2): chứa 35% hàm lượng Ca

3.4.2. Các nguyên liệu cung cấp trung lượng Magie

– Lân nung chảy: MgO chứa khoảng 15 – 17%.

– Quặng (bột) Secpentin: 18 – 25% MgO.

– Dolomite và dolomite nung: thì 17,6 – 20% MgO.

– MgSO4.H2O: có chứa MgO 28% trong hỗn hợp này.

– MgSO4.7H2O; 13% MgO.

– Magie Chelate – MgEDTA: 6% Mg.

3.4.3. Các nguyên liệu cung cấp trung lượng Lưu huỳnh

– Đạm SA: 23% S, đây là nguyên liệu phổ biến nhất.

– Kali Sunphat: 17% S

– Supe lân đơn: 11% S

– Lưu huỳnh nguyên chất: 95 – 98% S, thường ở dạng bột, vảy hay cục.

3.4.4. Các nguyên liệu cung cấp trung lượng Silic

– Lân nung chảy: 24 – 32% SiO2

– Sodium Silicate Pentahydrate: 28.5% SiO2 (đặc tính tan hoàn toàn trong nước)

– Quặng Secpentin: 40-48% SiO2

3.5. Các nguyên liệu cung cấp vi lượng

3.5.1. Các hợp chất có chứa Bo

– Axit boric: Công thức hóa học: H3BO3 hoặc B(OH). Hàm lượng Bo: 17.5%.

– Natri borat (Hàn the): đây là nguyên liệu chủ yếu, được nhiều nhà máy NPK sử dụng.  Bột Decahidrat natri tetrabonat (Na2B4O7.10H2O) chứa 11,3%B. Borat ngậm 5 nước chứa 14,9% Pentahydrat natritetrabonat (Na2B4O7.5H2O) thường ở dạng bột và viên. Natri tetraborat (Na2B4O7) ở dạng bột và viên có chứa 20,5 B.

3.5.2. Các loại nguyên liệu cung cấp đồng

– Các hợp chất hòa tan trong nước: Đồng sunfat ngậm phân tử một nước (CuSO4.H2O), Cu  có tỷ lệ 35% ở dạng bột hoặc dạng viên. Đồng sunfat ngậm 5 phân tử nước (CuSO4.5H2O) có tỷ lệ Cu chiếm khoảng 25%. Bên cạnh đó, Phức đồng cũng được sử dụng(Cu.EDTA) ở dạng bột hoặc viên có chứa 15%Cu.

– Các hợp chất tan trong axit xitric: hợp chất ngậm nước dạng bột hoặc viên sunfat hydroxit đồng (CuSO4.3Cu(OH)2.2H2O) có chứa 53% Cu; Đồng  có chứa 75% trong (II) oxit (CuO) hay đồng (I) oxit (Cu2O) có chứa 89% Cu. Silicat đồng ở dạng thủy tinh (silicat đồng) ở dạng bột; muối đồng amôn có chứa 30% đồng.

3.5.3. Các loại nguyên liệu chứa sắt

– Sắt (II) sunfat (FeSO4.7H2O): Dạng bột màu xanh. Hàm lượng: Fe: 20%, S: 18,8%.

– Sắt (III) sunfat (Fe2(SO4)3.4H2O). Hàm lượng: Fe: 20%.

– Sắt (II) cacbonat (FeCO3.2H2O. Dạng bột màu nâu hoặc trắng. Hàm lượng: Fe: 42%.

– Phân sắt chelate (EDTA-Fe): dạng phức Ethylenediaminetetraaceticacid, ironsodium complex. Công thức hóa học: EDTA-Fe (C10H12FeN2NaO8). Là bột màu vàng, có àm lượng sắt chelate: 13%.

3.5.4. Các loại nguyên liệu cung cấp Mn

– Mangan Sunfat (MnSO4.4H2O): Mn: 24%; S: 14%. Dạng bột màu hồng nhạt, tan tốt trong nước.

– Mangan Clorua (MnCl2. 4H2O). Thành phần MnCl2: 63,59%, hàm lượng H2O: 36,41; hàm lượng Mn: 27,76%; Hàm lượng Cl: 35,83%.

– Phân Mangan Chelate (nEDTA-Mn-13):Là bột màu trắng, hàm lượng Mn chelated: 13%. Tên hóa học là Ethylenediaminetetraacetic acid. Công thức hóa học: EDTA-MnNa2(C10H12N2O8MnNa2).

3.5.5. Các loại nguyên liệu cung cấp kẽm

– Kẽm sunfat (ZnSO4.H2O) – Kẽm sunfat mono hydrat. Hàm lượng: Zn: 35 %; S: 17 %

– Kẽm sunfat hydroxit [ZnSO4.4Zn(OH)2]. Hàm lượng Zn rất cao 55% và lưu huỳnh (S): 5,4.

– Kẽm sunfat (ZnSO4.7H2O) – Kẽm sunfat heptahydrat

– Kẽm clorua (ZnCl2): chứa hàm lượng Zn đến 52%.

3.6. Các loại phụ gia trong sản xuất phân bón hóa học NPK

– Cao Lanh (kaolin): là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ tạo hạt bằng hơi nước. Một số nơi cung câp như Cao lanh Quảng Bình, Cao lanh Bình Định, Cao lanh Bình Dương hoặc Cao lanh Thanh Hóa…

– Đất sét thường là chất kết dính như đất sétHải Dương hay đất sét từ Thanh Hóa…

– Canxi Cacbonat (CaCO3): chứa 50-60%CaO): Bột đá Nghệ An hoặc Bột đá Thanh Hóa, Ninh Bình… là nguồn cung cấp chủ yếu.

– Bột quặng Photphorit (6 – 10% P2O5hh: Lân sống, lân tự nhiên): Mỏ Photphorit Hòa Bình, Photphorit Thanh Hóa

4. Lời kết

Trên đây là kiến thức phân bón hóa học NPK. Bài viết trình bày khái niệm, phân loại và nguyên liệu sản xuất phân bón hóa học này. Các kiến thức được tổng hợp nhiều nguồn khác nhau, rất đầy đủ và chi tiết nhất. Hi vọng các kiến thức trên mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về phân bón hóa học nhé!